Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Mặc định
Lớn hơn
Một số loại thuốc hoá trị có thể làm giảm sự sản xuất tiểu cầu trong ung thư. Thông thường, triệu chứng giảm tiểu cầu do hóa trị liệu chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, hóa trị liệu có thể gây giảm tiểu cầu nặng nề hơn.
Chức năng chính của tiểu cầu là thực hiện quá trình đông máu và cầm máu. Do đó, mà khi số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm lúc này bệnh nhân sẽ có biểu hiện của tình trạng xuất huyết như: Xuất huyết dưới da và xuất huyết niêm mạc với biểu hiện là các chấm và các nốt bầm tím trên da. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có thể thường xuyên bị chảy máu mũi và chảy máu chân răng.
Ngoài ra, giảm tiểu cầu ở một số người còn có hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa như đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu, phụ nữ bị kinh nguyệt kéo dài hoặc băng kinh, đối với một số ít bệnh nhân, tình trạng nặng nề có thể kèm theo xuất huyết não.
Khi có các biểu hiện như trên bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để khám và làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để đánh giá số lượng tiểu cầu. Bình thường trong máu ngoại vi số lượng tiểu cầu từ 150 G/l đến 450 G/l, khi số lượng này xuống dưới 100 G/l được xem là giảm tiểu cầu.
Khi có tình trạng giảm tiểu cầu, người bệnh sẽ có số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường. Tiểu cầu được tạo ra bởi tủy xương. Tủy xương là phần mô mềm, xốp, hiện diện bên trong các xương lớn. Tiểu cầu giúp cầm máu bằng cách tạo cục máu đông và bịt kín các mạch máu bị tổn thương.
Giảm tiểu cầu xảy ra trong các trường hợp sau:
Người bệnh giảm tiểu cầu có thể có một số triệu chứng sau:
Hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay khi cảm nhận được những dấu hiệu trên. Thông thường, các triệu chứng không xuất hiện cho đến khi mức tiểu cầu giảm xuống rất thấp. Ở nhiều bệnh nhân, xét nghiệm máu phát hiện tiểu cầu giảm trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Một số thuốc hoá trị và các thuốc khác làm tổn thương tủy xương. Qua đó làm giảm sự sản xuất tiểu cầu. Thông thường, giảm tiểu cầu do hóa trị liệu chỉ thoáng qua. Tuy vậy trong một số trường hợp rất hiếm, hóa trị liệu có thể gây tổn thương vĩnh viễn các tế bào tủy xương có nhiệm vụ tạo tiểu cầu.
Cơ thể tạo ra các protein chuyên biệt gọi là kháng thể, có nhiệm vụ phá hủy các tác nhân gây hại cho cơ thể, bao gồm vi khuẩn và vi rút. Tuy nhiên, quá trình này đôi khi diễn ra không chính xác, nghĩa là cơ thể sản sinh kháng thể phá huỷ các tiểu cầu lành mạnh.
Xạ trị đơn độc thường không gây giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, giảm tiểu cầu có thể xảy ra trong những trường hợp sau:
Các tế bào ung thư, chẳng hạn như ung thư máu hoặc u lymphô làm ức chế các tế bào tủy xương bình thường có thể gây ra giảm tiểu cầu.
Ung thư lan đến xương. Ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú lan đến xương có thể gây giảm tiểu cầu và ung thư lách... Ung thư lách có thể làm lách lớn ra, tiểu cầu được dự trữ tại lách gây bắt giữ quá nhiều tiểu cầu dẫn đến giảm tiểu cầu.
Xét nghiệm máu hay gọi là đếm số lượng tiểu cầu, giúp chẩn đoán giảm tiểu cầu hiệu quả. Xét nghiệm này sẽ đếm số lượng tiểu cầu trong một mẫu máu. Những đối tượng người bệnh sau sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để phát hiện các biến chứng liên quan đến máu:
Điều trị làm giảm các triệu chứng và các phản ứng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh ung thư. Các tiếp cận này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ.
Những người bị giảm tiểu cầu có thể phải giảm bớt liều thuốc hóa trị hoặc chờ một thời gian lâu hơn để bắt đầu chu kỳ điều trị tiếp theo. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được dùng một loại thuốc đặc trị giúp ngăn ngừa giảm tiểu cầu nặng.
Bác sĩ có thể sẽ trì hoãn phẫu thuật cho đến khi lượng tiểu cầu trở lại bình thường. Điều này làm giảm nguy cơ chảy máu nặng.
Trong khi đó, người bệnh có mức tiểu cầu thấp có thể được truyền tiểu cầu. Phương pháp này giúp ngăn ngừa chảy máu nặng hoặc tự phát. Tuy nhiên, tiểu cầu được truyền chỉ tồn tại được khoảng 3 ngày. Do đó một số người bệnh có thể cần truyền tiểu cầu nhiều lần. Thông thường, tiểu cầu nhận được thông qua việc truyền bổ sung không tồn tại được lâu ở những người bệnh đã truyền máu nhiều lần.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và điều trị ung thư.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.