Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiểu cầu là tế bào máu rất nhỏ và ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình đông máu của cơ thể. Khi tiểu cầu bị thiếu hụt sẽ khiến cơ thể dễ chảy máu, xuất hiện những vết bầm tím, đặc biệt nghiêm trọng hơn có thế dẫn đến tình trạng xuất huyết… Vậy ăn gì để tăng tiểu cầu nhanh nhất?
Tiểu cầu (Platelets hay Thrombocytes) là một tế bào không có nhân và được sinh ra từ mẫu tiểu cầu trưởng thành trong tuỷ xương.
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trong đó có quá trình đông máu, tạo cục máu đông trong trường hợp có vết thương. Khi đó, tế bào tiểu cầu tập trung tại vết thương sẽ bịt lỗ này lại. Lúc này, các tế bào tiểu cầu sẽ bắt đầu hoạt hoá và phóng thích chất trong các hạt chức năng và biến đổi hình dạng để kết dính lại với nhau, tạo nên nút thắt tiểu cầu và cục máu đông.
Đời sống của tiểu cầu thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. Lượng tiểu cầu trong cơ thể nếu quá thấp có thể gây chảy máu, còn nếu quá cao thì sẽ hình thành cục máu đông, cản trở mạch máu có thể gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu…
Ở người khoẻ mạnh, số lượng tiểu cầu thông thường là 150.000 - 450.000 tiểu cầu/µl máu. Số lượng tiểu cầu bình thường ở mỗi người sẽ khác nhau và có sự thay đổi tùy theo giới tính, độ tuổi, chủng tộc và thiết bị làm xét nghiệm.
Nếu lượng tiểu cầu dưới 150.000/µl máu thì đây được gọi là tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia). Khi số lượng tiểu cầu giảm đột ngột có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu như:
Khi lượng tiểu cầu cực kỳ thấp thì những triệu chứng mới xuất hiện. Nếu chỉ thiếu ở mức độ nhẹ thì hầu như không gây triệu chứng.
Các triệu chứng thường thấy ở những người bị giảm tiểu cầu là tình trạng chảy máu kéo dài do bị các vết thương, xuất hiện các vết bầm, đốm đỏ sẫm trên da (đốm xuất huyết), chảy máu miệng khi đánh răng hay cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải… Ngoài ra, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch khiến hệ miễn dịch cơ thể nhận nhầm tiểu cầu là tác nhân lạ, tự sinh kháng thể tiêu diệt.
Tuỳ theo mức độ và nguyên nhân, việc điều trị bằng thuốc có thể cần thiết. Trường hợp mắc các bệnh như sốt xuất huyết giảm tiểu cầu hay sốt virus, có thể bác sĩ sẽ chỉ định truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đang ở mức độ nhẹ thì việc ưu tiên cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng luôn được các bác sĩ lựa chọn.
Nếu bạn vẫn chưa biết những loại thực phẩm nào giúp tăng tiểu cầu nhanh và hiệu quả nhất thì danh sách tổng hợp dưới đây là dành cho bạn.
Tiểu cầu thấp nên ăn gì? Câu trả lời chính là nên bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C. Vitamin C là chất chống oxy hóa đóng vai trò chủ chốt trong hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Việc bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp cải thiện khả năng tổng hợp tiểu cầu và hấp thu sắt một cách tốt hơn.
Đối với những người bị giảm tiểu cầu thì lượng vitamin C cần bổ sung hằng ngày từ 400 - 2000mg. Có nhiều loại trái cây và rau củ giàu vitamin C như: Trái cây họ cam quýt, ớt chuông, quả kiwi, bông cải xanh… Lưu ý rằng nhiệt độ cao có thể phá hủy vitamin C nên tốt nhất bạn nên ăn sống trực tiếp các loại thực phẩm này để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Folate là một loại vitamin nhóm B cần thiết cho các tế bào máu, giúp tăng số lượng tiểu cầu. Trung bình một người trưởng thành cần bổ sung ít nhất 400 mcg/ngày và phụ nữ mang thai cần bổ sung 600 mcg/ngày. Những thực phẩm chứa hàm lượng folate cao có thể nói đến như:
Thực phẩm giàu folate khi ăn nhiều không gây nên các vấn đề nghiêm trọng nào đối với sức khỏe. Vì vậy, chúng được khuyên bổ sung thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày để duy trì lượng tiểu cầu luôn ở ngưỡng bình thường.
Sắt là khoáng chất quan trọng góp phần tổng hợp nên tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Những người thiếu máu hay giảm tiểu cầu nên tăng cường bổ sung sắt, đặc biệt là những đối tượng nhu cầu cao như: Phụ nữ có thai, phụ nữ thiếu máu do kinh nguyệt, người vừa bị mất nhiều máu, người nghiện rượu…
18mg/ngày là lượng sắt mà nữ giới từ 19 - 50 tuổi cần bổ sung mỗi ngày. Phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới có nhu cầu sắt thấp hơn, khoảng 8 mg/ngày. Phụ nữ có thai cần đến 27mg sắt mỗi ngày. Vì vậy, phụ nữ mang thai phải bổ sung thêm sắt từ các loại thực phẩm chức năng bởi lượng sắt trong chế độ dinh dưỡng thường không đáp ứng được nhu cầu này.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt như: Gan bò, hàu, đậu lăng, đậu hũ, socola đen…
Vitamin B12 đảm nhiệm chức năng thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Sự thiếu hụt loại vitamin này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu. Do đó, việc cung cấp đủ lượng vitamin B12 là rất cần thiết. Nghiên cứu cho thấy rằng, người trên 14 tuổi cần trung bình 2,4mcg vitamin B12 mỗi ngày. Phụ nữ có thai cần lượng vitamin B12 nhiều hơn với 2,8 mcg/ngày.
Vitamin B12 có thể được tìm thấy ở các loại trứng gà, trứng vịt, trứng cút hay các loại cá hồi, các ngừ. Ngoài ra, trong thịt bò, gan bò cũng chứa hàm lượng B12 khá cao. Lưu ý rằng sữa bò tuy có chứa vitamin B12 nhưng lại gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tiểu cầu. Vậy nên, đối với những người đang bị giảm tiểu cầu thì nên hạn chế sử dụng sữa bò.
Vitamin K là một thành phần quan trọng của hệ enzyme gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K, máu sẽ khó đông dẫn đến tình trạng xuất huyết và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Bạn có thể bổ sung vitamin K thông qua một số thực phẩm như: Bông cải xanh, rau bina, măng tây, dưa chuột…
Giảm tiểu cầu sẽ khiến bạn dễ chảy máu hơn khi bị thương. Vì vậy, bạn cần lưu ý những loại thực phẩm không nên ăn khi lượng tiểu cầu trong cơ thể đang bị thiếu hụt như:
Ngoài ra, người giảm tiểu cầu cũng nên hạn chế sử dụng cà phê, rượu, bia vì những loại thức uống này sẽ là rào cản làm cho tiểu cầu khó tăng lên, dẫn đến tình trạng loãng máu, gây căng thẳng, mệt mỏi, uể oải. Do đó, nên hạn chế sử dụng những loại thức uống này bạn nhé!
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Ăn gì để tăng tiểu cầu nhanh nhất?”. Một chế độ ăn uống lành mạnh với sự kết hợp của những thực phẩm kể trên sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng thiếu hụt tiểu cầu ở mức độ nhẹ. Bên cạnh đó, nếu lượng tiểu cầu giảm một cách trầm trọng thì phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bạn nhé! Nhà thuốc Long Châu chúc bạn đọc có nhiều sức khoẻ!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.