Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài các nguyên nhân tác động từ bên ngoài thì đau khớp khuỷu tay cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý gây ra. Do đó, việc tìm hiểu những đặc điểm của chứng bệnh này sẽ giúp chúng ta hiểu được cách điều trị bệnh phù hợp.
Đau khớp khuỷu tay là bệnh gì, có dấu hiệu ra sao và phương pháp điều trị nào? Muốn được giải đáp những vấn đề này, bạn hãy theo dõi nội dung chi tiết dưới bài viết sau.
Khớp khuỷu tay là một loại khớp rất phức tạp ở trong cơ thể. Loại khớp này thường nằm giữa hai cấu trúc lớn chính là phần cẳng tay và cánh tay. Khớp có cấu trúc khá đặc biệt khi có đến 3 xương tham gia vào quá trình vận động hàng ngày là xương quay, xương cánh tay, xương trụ.
Phần xương lồi ra ở khuỷu tay chính là phần đầu tròn của xương cánh tay, đây chính là nơi các gân và cơ nối với xương cánh tay. Nhờ cấu trúc này mà cánh tay có thể duỗi và gập một cách dễ dàng.
Đau khớp khuỷu tay chính là tình trạng nhóm gân cơ bị viêm, đứt, rách và giãn và bám vào mỏm trên lồi cầu ở phía bên ngoài của xương cánh tay. Theo đó, chứng đau khớp khuỷu tay thường gặp chủ yếu ở hai đối tượng đó là:
Theo đó, có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra đau khớp khuỷu tay đó là nguyên nhân từ yếu tố tác động bên ngoài và nguyên nhân do bệnh lý.
Đối với những trường hợp bị đau khớp khuỷu tay do gân, dây chằng bị viêm hoặc căng, đây có thể là hệ quả do một số bệnh lý gây ra như:
Viêm khớp khuỷu tay: Tình trạng này thường xảy ra khi các khớp tại khuỷu tay bị sưng và đau nhức. Trên thực tế, chứng viêm khớp khuỷu tay thường xảy ra khi trước đó bạn đã từng bị gãy xương hoặc chấn thương.
Viêm bao hoạt dịch, viêm gân: Lớp bao hoạt dịch nằm ở mặt sau của khớp khuỷu tay có thể bị viêm do sử dụng khớp quá mức hoặc tác động từ những chấn thương bên ngoài.
Đau khớp khuỷu tay do các bệnh về xương khớp như trật khớp, viêm khớp dạng thấp, bong gân chấn thương cơ, gân…
Đau khớp khuỷu tay có thể là hệ quả của những chấn thương ở bên ngoài như:
Bên cạnh đó, đau khớp khuỷu tay cũng có thể là hệ quả của sự chấn thương mô mềm hoặc phẫu thuật và dẫn đến sự hình thành của các mô sẹo.
Khi bị đau khớp khuỷu tay, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp:
Nghỉ ngơi: Cần dành ra thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cho các khớp khuỷu tay được giảm tình trạng sưng và đau. Theo đó, bạn có thể dừng những hoạt động gây đau trong 1 đến 2 tuần rồi sau đó hãy vận động bình thường trở lại.
Chườm lạnh: Phương pháp chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa sự tổn thương tại các mô. Theo đó, bạn hãy dùng đá ở trong chai nhựa hoặc dùng một túi nước đá để chườm lên khuỷu tay trong 15 đến 20 phút, mỗi ngày duy trì thực hiện từ 3 đến 4 lần.
Sử dụng băng hoặc nẹp khuỷu tay: Sử dụng băng để quấn quanh khuỷu tay giúp giữ ấm các khớp và giúp cho chuyển động khớp không vượt qua giới hạn, từ đó sẽ làm giảm áp lực lên cánh tay khi thực hiện một số hoạt động.
Kê cao khuỷu tay: Việc kê cao khuỷu tay sẽ giúp giảm đau và sưng hiệu quả. Theo đó, bạn có thể chống khuỷu tay lên chân hoặc gối để việc nâng lên trở nên dễ dàng hơn.
Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc có tác dụng kiểm soát và giảm đau các triệu chứng khác. Theo đó, một số loại thuốc thường được sử dụng đó là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid, Corticosteroid…
Thực hiện vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau nhức tại khớp khuỷu tay và một số triệu chứng khác. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng phải kể đến như siêu âm trị liệu, kích thích dòng điện qua da, dùng nhiệt trị liệu, massage để giảm đau.
Phương pháp phẫu thuật: Việc phẫu thuật thường được chỉ định khi các triệu chứng bệnh lý không có sự thuyên giảm khi thực hiện những phương pháp điều trị trên. Theo đó, bệnh nhân có thể áp dụng phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi đề loại bỏ những tế bào mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay.
Những đặc điểm của chứng đau khớp khuỷu tay đã được làm rõ qua phần trên bài viết. Bạn hãy vận dụng những kiến thức này để thực hiện việc điều trị sao cho càng sớm càng tốt nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.