Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giãn dây chằng vai: Dấu hiệu và nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Ngày 19/05/2022
Kích thước chữ

Giãn dây chằng vai là hiện tượng bệnh lý nghiêm trọng thường gặp ở độ tuổi trung niên. Đây là một căn bệnh mà những người mắc bệnh không nên chủ quan vì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này, nặng hơn là để lại di chứng khó chữa được.

Giãn dây chằng vai là một hiện tượng tổn thương cơ thể phổ biến xảy ra hầu hết ở những người trung tuổi. Hiện tượng này khiến cho bệnh nhân khó hoạt động và đau nhức nghiêm trọng ở phần vai. Dưới đây là một vài những nguyên nhân và dấu hiệu mà nhà thuốc Long Châu muốn cung cấp cho bạn.

Giãn dây chằng vai là gì?

Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về dây chằng. Đây là cơ bao quanh khớp xương, có nhiệm vụ liên kết và gắn các khớp xương lại với nhau. Giãn dây chằng vai xảy ra khi cơ vai hoạt động quá nhiều dẫn đến việc dây chằng vai bị chệch. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức và khó cử động tay, thậm chí còn xuất hiện vết sưng đỏ ở vùng vai bị tổn thương. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc giãn dây chằng như sau:

  • Do vận động quá nhiều và thường xuyên thực hiện các động tác mạnh. Điều này xảy ra hầu hết ở những người phải lao động chân tay và những người chơi thể thao nhiều. Việc mang vác nặng hay tập quá sức các bài tập liên quan đến tay sẽ khiến cho khớp và cơ bị kéo căng quá mức. Áp lực gia tăng đột ngột và thường xuyên như vậy chắc chắn sẽ dẫn tới việc đau vai, cụ thể hơn là giãn dây chằng vai.
  • Do những chấn thương trong quá khứ. Nếu như bệnh nhân bị gãy tay hay bị va đập mạnh nếu không chữa trị được thì hậu quả sẽ kéo dài đến sau này. Ví dụ như việc khớp xương vai bị chệch ra một bên sẽ làm cho dây chằng bị giãn và bị kéo căng. Nghiêm trọng hơn là có thể bị đứt dây chằng. Vì vậy mà những người bị chấn thương thường có nguy cơ và có phần cơ vai yếu hơn những người khác. Điều này khiến cho nguy cơ tái phát chấn thương cao hơn và dễ dàng hơn.
  • Do độ tuổi và cơ thể suy yếu khi con người già đi. Lúc này các cơ quan cũng như bộ phận trên cơ thể chúng ta không còn khoẻ mạnh như trước nên việc giãn dây chằng xảy ra cũng rất thường xuyên.

Giãn dây chằng vai: Dấu hiệu và nguyên nhân nào gây ra bệnh? 1

Giãn dây chằng vai là hiện tượng người bệnh thường xuyên bị đau vai dữ dội

Dấu hiệu giãn dây chằng vai

Để chữa trị hiệu quả và tránh giãn dây chằng vai thì trước hết chúng ta nên tìm hiểu về dấu hiệu nổi bật của bệnh lý này. Sau đây là một vài những biểu hiện của giãn dây chằng vai và cách điều trị mà mọi người nên chú ý:

  • Khi vùng vai đột nhiên xuất hiện cơn đau dai dẳng, có thể rất đau hoặc đau âm ỉ nhiều ngày.
  • Cơn đau giảm xuống khi được nghỉ ngơi, không vận động.
  • Cơn đau xuất hiện và trở nên nghiêm trọng hơn khi cố gắng vươn vai hoặc sử dụng cơ tay. Khó có thể nào cử động hoặc mở rộng cánh tay ra bên ngoài.
  • Khi chạm vào vị trí bị tổn thương thì cơ đau rõ rệt, đau đến mức tím tái và khó chịu.
  • Nếu để lâu hoặc không chú ý thì cơn đau sẽ lan dần sang các vùng bên cạnh như xuống lưng và xuống hết cánh tay.
  • Thông thường thì một bên bị giãn dây chằng vai sẽ trùng xuống và thấp hơn so với bên không bị tổn thương.
  • Vị trí vai bị đau sẽ sưng đỏ thậm chí là còn có cảm giác nóng khi chạm vào.
  • Cơn đau sẽ rõ rệt hơn khi gặp phải thời tiết thay đổi thất thường. Đau âm ỉ kéo dài vào những ngày nhiệt độ xuống thấp.

Bên trên là những dấu hiệu cơ bản mà ai cũng có thể nhận biết được khi cơ thể bị giãn dây chằng vai. Bệnh nhân nên phát hiện sớm cũng như kết hợp với chữa trị để tránh cho cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng do cơn đau.

Giãn dây chằng vai: Dấu hiệu và nguyên nhân nào gây ra bệnh? 2

Khi chạm vào vùng bị thương thì người bệnh cảm nhận được cơn đau rõ rệt

Nguyên nhân của hiện tượng giãn dây chằng vai

Những nguyên nhân cụ thể (bên trong và bên ngoài) của bệnh dây chằng vai bị giãn:

  • Bao khớp mỏng: Giống như dây chằng thì bao khớp có vai trò như ổn định cấu trúc của vai và duy trì ổn định sự linh hoạt của các khớp vai. Khi bao khớp mỏng thì không thể chịu được áp lực mạnh và dễ bị tổn thương. Khi cơ thể chuyện động và hoạt động quá mạnh sẽ dẫn đến hiện tượng bao khớp bị tổn thương.
  • Cơ, khớp vai phải hoạt động quá mức. Lúc này các bộ phận sẽ bị tổn thương cũng như chức năng bị suy giảm. Việc cơ và khớp vai phải hoạt động liên tục cũng khiến cho dây chằng bị co giãn quá mức. Nếu không chữa trị và nghỉ ngơi đúng cách thì khó có thể phục hồi.
  • Do làm việc nặng và chơi thể thao quá thường xuyên.
  • Có thói quen và tư thế ngồi xấu. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ không gây ra hậu quả quá nghiêm trọng nếu như bệnh nhân chịu sửa đổi và thay vào đó một thói quen ngồi khác tốt hơn.
  • Chức năng của dây chằng vai bị thoái hoá do độ tuổi ngày càng cao. Bởi vì lúc này cơ thể của con người đang dần thoái hoá dẫn đến việc dây chằng vai cũng không co giãn không điều độ như trước. 
  • Do các chấn thương đã từng gặp phải. Ví dụ như bị gãy vai, bị chệch khớp xương,...
  • Người có cấu trúc khớp vai không bình thường. 

Giãn dây chằng vai: Dấu hiệu và nguyên nhân nào gây ra bệnh? 3

Chơi thể thao quá mức là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra giãn dây chằng vai

Giãn dây chằng vai nếu không điều trị và phát hiện kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sự vận động của bệnh nhân sau này. Hy vọng qua những thông tin bổ ích trên, các bạn có thể phòng tránh cho bản thân cũng như người thân của mình khỏi mắc phải bệnh lý nghiêm trọng này.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin