Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giãn phế quản là một bệnh lý về hô hấp thường gây ra triệu chứng ho và có đờm ở phổi. Việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến giãn phế quản rất có ích cho việc phòng ngừa, điều trị bệnh.
Vậy giãn phế quản là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung dưới bài viết sau để được giải đáp cụ thể.
Giãn phế quản là căn bệnh gây ra triệu chứng ho và có đờm tại phổi. Theo đó, tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp thường tái đi tái lại rất nhiều lần. Nguyên nhân dẫn đến điều này chính là do đường thở ở phế quản có sự giãn nở bất thường. Thông thường, chỉ có một bên phổi sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, tình trạng giãn nở đường thở thường xảy ra tại hai phổi.
Dấu hiệu điển hình nhất của giãn phế quản đó là xuất hiện tình trạng ho có đờm. Theo đó, các cơn ho sẽ nghiêm trọng hơn so với bình thường. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như cơ thể đổ mồ hôi, ớn lạnh, mệt mỏi…
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của giãn phế quản đó là xuất hiện ho có đờm. Đặc biệt, những cơn ho thường xảy ra nghiêm trọng hơn và bệnh nhân bị ớn lạnh, mệt mỏi, đờm biến đổi về số lượng và màu sắc. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng khác như:
Những triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và nếu không kịp thời điều trị, tình trạng bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu như không kịp thời điều trị, chứng giãn phế quản có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng giãn phế quản, trong đó có thể kể đến như:
Thông thường, các đối tượng sau đây dễ có nguy cơ cao bị giãn phế quản đó là:
Để tìm ra được nguyên nhân dẫn đến giãn phế quản, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp như:
Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm để tìm nấm, vi khuẩn, trực khuẩn kháng cồn, làm điện tâm đồ, khám tai mũi họng.
Để điều trị chứng giãn phế quản, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Điều trị nội khoa: Dẫn lưu đờm mủ phế quản bằng cách hướng dẫn cho bệnh nhân cách để ho khạc đờm và vỗ rung lồng ngực, kết hợp với dẫn lưu theo tư thế.
Điều trị bội nhiễm phế quản: Lựa chọn kháng sinh ban đầu, có thể dùng theo đường tiêm hoặc đường uống tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.
Thay đổi kháng sinh dựa theo lâm sàng và kết quả của kháng sinh đồ nếu có.
Thời gian sử dụng kháng sinh thông thường từ 1 đến 2 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản với mức độ nặng, vi khuẩn kháng thuốc thì nên dùng kháng sinh dài ngày hơn. Trong trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm do trực khuẩn mủ xanh hoặc tụ cầu vàng thì thời gian dùng kháng sinh có thể lên đến 3 tuần.
Nếu bệnh nhân bị hội chứng xoang phế quản, bệnh nhân nên được chỉ định uống erythromycin 10 mg/ kg/ ngày và chia làm 2 lần, thời gian sử dụng kéo dài từ 6 đến 24 tháng.
Không sử dụng đồng thời với các thuốc trong cùng nhóm xanthin hoặc theophylin do chúng có thể gây nguy cơ dẫn đến rối loạn nhịp tim: Xoắn đỉnh.
Điều trị triệu chứng:
Sử dụng thuốc giãn phế quản khi nghe phổi bị ran ngáy, ran rít.
Thở oxy ở trong đợt cấp nếu như bệnh nhân bị thiếu oxy máu.
Uống đủ nước và truyền dịch để giúp đờm được làm loãng.
Điều trị ho máu: Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà các bác sĩ sẽ có phương án điều trị riêng đối với từng trường hợp.
Điều trị ngoại khoa: Cắt 1 bên phổi hoặc cắt thùy phổi.
Để phòng ngừa chứng giãn phế quản, bạn hãy áp dụng theo các phương pháp như sau:
Giãn phế quản là căn bệnh khá nguy hiểm và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như bạn không kịp thời điều trị. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn hãy tìm cho mình phương pháp chữa bệnh phù hợp nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.