Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính/
  4. Sức khỏe sinh sản

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 18/09/2023
Kích thước chữ

Theo nghiên cứu có đến khoảng 15 - 17% nam giới mắc bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh ở độ tuổi trưởng thành. Đây là bệnh thường gặp trong nam khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới. Từ đó gây suy giảm chức năng của tinh hoàn. Vậy triệu chứng và cách điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên xảy ra do sự giãn rộng của tĩnh mạch nằm ở vị trí trong bìu. Bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng bên trong tinh hoàn, từ đó gây suy giảm chất lượng tinh trùng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ qua nội dung bên dưới nhé!

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên là hiện tượng mở rộng tĩnh mạch trong bìu chứa hai tinh hoàn. Bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tinh trùng và gây suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới. Ngoài ra, bệnh còn gây teo tinh hoàn, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể vô sinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Giãn tĩnh mạch thừng tinh  bên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên

Ngày nay, nguyên nhân gây nên bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, những nguyên nhân sau đây sẽ góp phần gây nên bệnh:

  • Tăng nhiệt độ bất thường tại bìu: Điều này dẫn đến tăng nhiệt độ tinh hoàn, gây ra giãn tĩnh mạch tinh 2 bên.
  • Máu ngược từ thận vào tĩnh mạch tinh: Vấn đề này có thể xảy ra khi van tĩnh mạch suy yếu dẫn đến ứ đọng máu trong tĩnh mạch tinh.
  • Cấu trúc bẩm sinh bất thường: Một số trường hợp có thể xảy ra do sự bất thường về cấu trúc tĩnh mạch tinh như việc tĩnh mạch tinh không có van hoặc hệ thống van chống trào ngược không ổn định.

Giãn tĩnh mạch tinh 2 bên thường khó gặp phải, thường chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn trái hoặc phải. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn do xuất phát từ một bên tinh hoàn.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên

Thông thường, giãn tĩnh mạch tinh 2 bên không thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng cụ thể. Người bệnh có thể đau nhẹ hoặc cảm giác nặng ở vùng bìu. Cảm giác đau sẽ dần trở nên trầm trọng hơn nếu người bệnh thực hiện quá nhiều các hoạt động vận động mạnh hoặc ngồi trong thời gian dài. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp tĩnh mạch thừng tinh giãn mạnh, bệnh nhân sẽ cảm nhận sưng to ở phía trên bìu.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Người bệnh sẽ thường xuyên cảm giác đau nhức nặng ở vùng bìu

Các cách điều trị giãn tĩnh mạch tinh 2 bên

Quan sát

Không phải tất cả các bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần phải tiến hành phẫu thuật. Nếu người bệnh không xuất hiện các dấu hiệu đau đớn hoặc không gặp khó khăn về vấn đề sinh sản, các bác sĩ có thể đề xuất cho người bệnh cần phải theo dõi tình trạng bệnh trong một khoảng thời gian cụ thể.

Trong trường hợp tĩnh mạch không giãn to và không gây ra bất kỳ khó chịu nào, người bệnh có thể không cần thiết phải tiến hành bất kỳ điều trị cụ thể nào.

Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân đau ở bìu hoặc nếu tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc biệt hơn, khi vợ chồng gặp khó khăn về sinh sản, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp để tiến hành điều trị.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành thắt chặt tĩnh mạch thừng tinh giãn ở phía trên hoặc xung quanh tinh hoàn. Phẫu thuật có thể thực hiện trong cùng một ngày và thời gian tiến hành phẫu thuật dao động trong khoảng 1 giờ.

Trong suốt quá trình mổ, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng gây mê để đảm bảo người bệnh thoải mái và không đau. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được gây mê hoặc tê ở vùng tủy sống nhằm đảm bảo người bệnh không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện.

Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Sau phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc và tuân thủ theo đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh ở cả hai bên. Dưới đây là một số lưu ý về quá trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật:

  • Thời gian nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi ít nhất 48 giờ sau phẫu thuật, tương đương với 2 ngày.
  • Hạn chế hoạt động: Trong vòng 48 giờ đầu, không nên thực hiện các hoạt động vận động mạnh, bao gồm cả quan hệ tình dục.
  • Tập thể dục thể thao: Sau 1 - 2 tuần, bệnh nhân có thể tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tuyệt đối không nên tự ý tập các bài tập vận động mạnh.
  • Chăm sóc vết thương: Quá trình chăm sóc vết thương cần được thực hiện đúng cách bởi những đội ngũ y tế, tránh nhiễm trùng vết thương.
  • Sử dụng thuốc: Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tái khám: Bệnh nhân cần đến tái khám đúng hẹn để được kiểm tra tình trạng và tiến triển sau phẫu thuật.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý và cân nhắc phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Đừng quên, thường xuyên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức sức khỏe nhé!

Xem thêm: Giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng gì để kiểm soát tình trạng giãn?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin