Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Giáo dục cảm xúc xã hội là gì? Có những năng lực cốt lõi nào? Có lợi ích gì?

Ngày 30/09/2024
Kích thước chữ

Ngày nay, giáo dục cảm xúc xã hội đang dần trở thành một phần quan trọng trong các chương trình giảng dạy. Giáo dục cảm xúc xã hội giúp các em học sinh phát triển, tăng cường về các kỹ năng cảm xúc và giao tiếp xã hội, là một bước đệm nền tảng để giúp học sinh vượt qua những thách thức, khó khăn trong cuộc sống.

Giáo dục năng lực cảm xúc và xã hội có thể nói là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục và phát triển toàn diện của mỗi học sinh. Thực hành giáo dục các kỹ năng quản lý cảm xúc và xã hội giúp học sinh xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn với gia đình, nhà trường. Nhờ đó mà thái độ học tập và kết quả học tập được cải thiện hơn.

Giáo dục cảm xúc xã hội là gì?

Giáo dục cảm xúc xã hội (SEL - Social and Emotional Learning) là phương pháp giáo dục giúp phát triển cũng như tăng cường về các kỹ năng cảm xúc và xã hội của cá nhân. Phương pháp này chủ yếu giúp các em học sinh nắm bắt và hiểu rõ về các cảm xúc của bản thân để có thể có khả năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc tốt hơn, lành mạnh hơn. Đồng thời, SEL còn giúp học sinh xây dựng các kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, tôn trọng và đồng cảm với những người xung quanh.

Giáo dục cảm xúc xã hội là gì? Có lợi ích gì? 1
SEL giúp học sinh phát triển, tăng cường về các kỹ năng cảm xúc và xã hội của cá nhân

Hiện nay, các chương trình và hoạt động của SEL sẽ gồm có giảng dạy về cảm xúc, rèn luyện về những kỹ năng xã hội, hỗ trợ hướng dẫn cho học sinh cách xử lý các xung đột và khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời, tạo nên một môi trường học tập thân thiện, hòa đồng, tích cực cho học sinh.

Hiện nay, tại nhiều nước tiến bộ trên thế giới, SEL là một phần quan trọng trong các chương trình giảng dạy. Nhiều trường học ở Mỹ còn lồng ghép giáo dục cảm xúc xã hội vào trong các môn học khác như toán, lịch sử, tập đọc,... Ở nước ta, giáo dục cảm xúc xã hội cũng ngày càng được chú trọng hơn.

Những lợi ích của giáo dục cảm xúc xã hội

Những lợi ích mà giáo dục cảm xúc xã hội mang lại gồm có:

Phát triển kỹ năng xã hội

Giáo dục cảm xúc xã hội sẽ giúp học sinh xây dựng và phát triển về kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, chia sẻ, hợp tác và làm việc nhóm tốt hơn. Có thể nói, nắm bắt được những kỹ năng cơ bản này sẽ giúp học sinh xây dựng được các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và tự tin hơn trong giao tiếp, làm việc với người khác.

Quản lý cảm xúc

Giáo dục cảm xúc xã hội giúp học sinh nhận biết và hiểu được các cảm xúc của bản thân, từ đó có cách quản lý cảm xúc một cách lành mạnh, tích cực hơn. Học sinh sẽ được học cách nhận biết, đặt tên và biểu đạt cảm xúc của mình một các phù hợp. Thông qua đó sẽ phần nào tự tin hơn, kiểm soát tốt hơn những tình huống trong cuộc sống thường nhật.

Tăng sự tự tin

Khi hiểu rõ được các cảm xúc và biết cách quản lý chúng, học sinh cũng dễ dàng hơn trong việc giải quyết các tình huống và vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Từ đó, học sinh cũng tự tin hơn khi đối mặt với các thách thức, sẵn lòng trải nghiệm những điều mới.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp

SEL giúp học sinh hiểu rõ về quan hệ giữa con người, cách quản lý cảm xúc, cách giao tiếp và hợp tác, cách lắng nghe và thấu hiểu, tôn trọng trong các mối quan hệ xung quanh. Nhờ đó mà xây dựng và giữ gìn quan hệ tốt với các bạn bè, người thân cũng như các mối quan hệ ngoài xã hội.

Giáo dục cảm xúc xã hội là gì? Có lợi ích gì? 2
SEL giúp trẻ xây dựng và giữ gìn quan hệ tốt với người khác

Cải thiện hiệu suất học tập

Khi cảm thấy an toàn, hạnh phúc, tự tin trong cuộc sống thì học sinh cũng sẽ luôn tích cực và an tâm tập trung vào việc học tập hơn. Giáo dục cảm xúc xã hội giúp học sinh bớt lo âu, căng thẳng, nâng cao khả năng quản lý stress và tăng cường khả năng tập trung. Nhờ đó việc học tập sẽ cải thiện, tiến bộ hơn.

5 năng lực cốt lõi của cảm xúc xã hội

Theo tổ chức nghiên cứu chính thống CASEL thì có 5 năng lực cảm xúc xã hội cốt lõi gồm:

Năng lực tự nhận thức (self-awareness)

Năng lực tự nhận thức là chính là khả năng nắm bắt, thấu hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Đồng thời, hiểu được những cảm xúc và suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Nhóm năng lực này sẽ mang đến lợi ích như sau:

  • Hình thành cho trẻ trí thông minh cảm xúc, trẻ sẽ biết cách nhận thức và làm chủ cảm xúc. Đồng thời hiểu được các sở thích và nhu cầu cá nhân của mình.
  • Giúp trẻ liên kết từ suy nghĩ, cảm xúc tới hành vi.
  • Giúp trẻ tự tin vào năng lực của chính mình.
  • Làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và thoát khỏi những định kiến thông thường trong xã hội.
  • Hình thành và nâng cao đức tính tính trung thực, chính trực.

Năng lực nhận thức xã hội (social awareness)

Đây là năng lực giúp tăng khả năng thấu hiểu về góc nhìn và cảm xúc của người khác. Đặc biệt là dành cho cả những người đến từ các hoàn cảnh và nền văn hóa khác nhau.

Với năng lực này, trẻ sẽ:

  • Hiểu được về góc nhìn của người khác.
  • Hiểu được rằng, ở mỗi người sẽ có mỗi điểm mạnh riêng.
  • Biết thấu hiểu, đồng cảm và thể hiện sự quan tâm với cảm xúc của người khác.
  • Biết thể hiện lòng biết ơn với người khác.
  • Thích nghi được với nhiều hoàn cảnh, môi trường sống khác nhau.
Giáo dục cảm xúc xã hội là gì? Có lợi ích gì? 3
Năng lực nhận thức xã hội giúp trẻ thấu hiểu, đồng cảm và thể hiện sự quan tâm với cảm xúc của người khác

Năng lực quản lý bản thân (self-management)

Năng lực quản lý bản thân là khả năng điều chỉnh những suy nghĩ, những cảm xúc và cả hành vi một cách hiệu quả. Nhờ đó mà kiểm soát căng thẳng tốt hơn, biết tạo ra động lực để đạt được mục tiêu.

Ở nhóm năng lực này, trẻ sẽ biết:

  • Biết cách quản lý cảm xúc, giảm căng thẳng trong cuộc sống.
  • Biết cách tự tạo động lực cho bản thân. Đồng thời còn phát triển tính kỷ luật tốt hơn.
  • Biết nắm bắt các kỹ năng về thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch.

Kỹ năng trong các mối quan hệ (relationship skills)

Kỹ năng này bao gồm khả năng xây dựng, duy trì các mối quan hệ xung quanh lành mạnh. Bên cạnh đó cũng giúp trẻ biết cách kiểm soát các tình huống giao tiếp xã hội.

  • Lợi ích mà kỹ năng này mang đến đó là:
  • Giúp trẻ giao tiếp tự tin với những người xung quanh.
  • Nâng cao khả năng hợp tác, làm việc nhóm, giải quyết xung đột.
  • Thể hiện được khả năng lãnh đạo, biết cách tìm sự giúp đỡ trong trường hợp cần thiết.
  • Xây dựng và giữ gìn những mối quan hệ tốt đẹp.

Kỹ năng ra quyết định có trách nhiệm (responsible decision-making)

Đây là năng lực giúp trẻ đưa ra quyết định một cách có trách nhiệm và đạo đức. Trẻ sẽ nhận thức được hệ quả khi đưa ra quyết định đó và biết chịu trách nhiệm với nó.

Với kỹ năng này trẻ sẽ:

  • Nhìn nhận được các vấn đề một cách đúng đắn và biết đưa ra những giải pháp thích hợp.
  • Phát triển được kỹ năng tư duy, phản biện.
  • Có ý thức về hệ quả của những quyết định, hành động mà mình thực hiện.
  • Xây dựng tinh thần trách nhiệm và những tiêu chuẩn đạo đức.

Giáo dục cảm xúc xã hội đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong các chương trình đào tạo. Phương pháp này sẽ phần nào giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, nhất là sức khỏe tâm lý và giao tiếp xã hội. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về SEL và các lợi ích mà nó mang lại.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin