Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Giáo dục hạnh phúc là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp này?

Ngày 12/07/2024
Kích thước chữ

Giáo dục hạnh phúc là phương pháp giáo dục gồm các hoạt động giảng dạy, học tập, trải nghiệm, rèn luyện,… đều tạo niềm hạnh phúc, niềm vui cho học sinh và giáo viên. Đây là mục tiêu giáo dục lý tưởng mà trường học nào cũng hướng đến. Vậy giáo dục hạnh phúc là gì? Phương pháp này có ưu và nhược điểm gì?

Để việc học tập không còn là áp lực và nỗi sợ đối với học sinh, trái lại học còn là niềm vui và sự hứng khởi, khái niệm giáo dục hạnh phúc được ra đời. Vậy cần phải hiểu khái niệm này thế nào cho đúng?

Giáo dục hạnh phúc được thực hiện như thế nào?

Giáo dục hạnh phúc hay còn gọi là trường học hạnh phúc là hai từ khóa quen thuộc trong ngành giáo dục. Phương pháp học hạnh phúc hay xây dựng trường học hạnh phúc nhằm mang đến một môi trường giáo dục vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái cho người học, giúp phát triển toàn diện và nuôi dưỡng thế mạnh, tài năng của mỗi học sinh. Môi trường hạnh phúc bao gồm cả hạnh phúc của giáo viên, học sinh và công nhân viên trong trường học.

Đây là dự án do UNESCO khởi động từ năm 2014. Có nhiều nước trên thế giới triển khai môi trường giáo dục hạnh phúc trong nhiều năm. Ở Mỹ, có hàng trăm trường học ứng dụng giáo dục hạnh phúc trong giảng dạy. Tất cả học sinh tại Anh đều học những bài học hạnh phúc cho đến tuổi trưởng thành (18 tuổi). Các trường tiểu học ở Úc đã thực hiện chương trình Positive Detective nhằm dạy trẻ cách chia sẻ những điều tốt đẹp xung quanh mình.

Giáo dục hạnh phúc là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp này? 1
Giáo dục hạnh phúc là dự án do UNESCO khởi động từ năm 2014

Tại Phần Lan, các trường mầm non thay vì dạy trẻ làm toán, biết đọc, biết viết, lại chú trọng phát triển sức khỏe tinh thần. Mục tiêu của phương pháp này là đảm bảo cho trẻ trở thành công dân có trách nhiệm với gia đình, bản thân và xã hội. Tại Ấn Độ, nhiều trường học đã bổ sung môn học Hạnh phúc để học sinh hạnh phúc hơn và nhằm tăng cường sức khỏe tinh thần.

Tại Nhật Bản, chương trình cải cách giáo dục theo triết lý hạnh phúc được đẩy mạnh từ năm 2002 nhằm ươm mầm tài năng, tính sáng tạo. Chương trình cải cách giảm đi 30% nội dung, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi nhiều hơn và không xếp loại học lực,… Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai chương trình, kết quả học tập và thi cử của học sinh ở Nhật không có nhiều tiến bộ. Trước đây, trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, Nhật Bản luôn đứng đầu về lĩnh vực toán học. Nhưng sau khi triển khai giáo dục hạnh phúc, vị trí xếp hạng của Nhật đã tụt xuống thứ 6. Cuối cùng, Nhật phải hủy bỏ chương trình giáo dục này sau kết quả thất bại.

Nhìn chung, trong quá trình triển khai phương pháp giáo dục học hạnh phúc, nhiều người đã hiểu nhầm về khái niệm và ý nghĩa. Thay vì phương pháp giúp học sinh tìm ra hạnh phúc và niềm vui trong học tập lại tạo điều kiện cho trẻ vui chơi nhiều hơn học. Dẫn đến kết quả thực hiện không theo mục tiêu đề ra. Đây cũng chính là nhược điểm của giáo dục hướng đến niềm vui và hạnh phúc.

Giáo dục hạnh phúc là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp này? 2
Trường học hạnh phúc phải giúp học sinh tìm ra hạnh phúc và niềm vui trong học tập

Nên hiểu giáo dục hạnh phúc như thế nào mới đúng?

Giáo dục hạnh phúc không nhằm mục đích đáp ứng theo các yêu cầu cứng nhắc. Hành trình giáo dục là làm cho trẻ trở nên hạnh phúc khi học tập. Phương pháp giáo dục hạnh phúc không cho phép trẻ ngừng học tập để vui chơi, mà trái lại trẻ phải cảm nhận được niềm vui trong học tập, kích thích sự tò mò, niềm sau mê học hỏi của trẻ, giúp trẻ nắm bắt kỹ năng để học tập trong niềm vui và hạnh phúc.

Hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi giáo viên và học sinh đều muốn đến, một nơi tạo ra sự hứng thú, sự say mê, mong chờ và chứa nhiều cảm xúc.

So với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt sự phát triển theo khuôn mẫu, học sinh được học những môn mà mình say mê và yêu thích. Trẻ được chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, được khơi dậy niềm yêu thích học tập và tự tìm hiểu. Các môn học, giờ học trở nên thú vị thông qua những trải nghiệm và trò chơi.

Tại lớp học hạnh phúc, giáo viên tôn trọng cảm xúc của trẻ, nghĩa là trẻ được thoải mái bộc lộ cảm xúc như người lớn, được bày tỏ ý kiến và được lắng nghe. Thay vì la mắng, kỷ luật khi trẻ làm sai, lớp học hạnh phúc cho phép trẻ được sai lầm, nói ra cảm xúc của mình để tự rút kinh nghiệm, từ đó thay đổi và phát triển bản thân tốt hơn, đồng thời rèn luyện ý thức, nhận thức của chính mình.

Lớp học hạnh phúc là nơi mà cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc, khiến trẻ yêu thích việc đến lớp, đến trường. Tham gia lớp học hạnh phúc, mỗi học sinh sẽ phát triển nhân cách, đạo đức tốt đẹp và tình cảm lành mạnh.

Giáo dục hạnh phúc là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp này? 3
Tham gia lớp học hạnh phúc, mỗi học sinh sẽ phát triển nhân cách, đạo đức tốt đẹp và tình cảm lành mạnh

Nhược điểm của giáo dục hạnh phúc 

Mặc dù mục tiêu mà giáo dục hạnh phúc hướng đến rất tốt đẹp và có ích nhưng không phải ai cũng nhận ra được những nhược điểm trong quá trình thực hiện. Sau đây là những vấn đề nảy sinh không mong muốn mà chương trình này mang lại sau khi được triển khai. Cụ thể:

Dễ tạo thói quen lười biếng cho học sinh

Trẻ nhỏ thường không có khả năng tự chủ trong khi việc học tập với phần lớn trẻ là điều nhàm chán. Người lớn đôi khi phải đốc thúc để trẻ có thói quen trau dồi kiến thức, kỹ năng.

Vì vậy, khi thực hành giáo dục hạnh phúc cho trẻ nhỏ, nhiều trẻ lại vui chơi nhiều hơn học, dần dần trẻ trở nên lười biếng, hình thành thói quen xấu, không thể chú tâm vào việc học cũng như trau dồi kiến thức từ sách vở.

Không đam mê học tập

Môi trường giáo dục hạnh phúc không tạo áp lực cho trẻ, làm trẻ vui vẻ, thoải mái, vì chơi nhiều hơn học. Tuy nhiên, như vậy không hẳn là tốt đối với trẻ. Vì áp lực vừa phải sẽ là động lực để giúp trẻ học tập, phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Môi trường học tập không căng thẳng giúp trẻ cảm thấy thư giãn, nhưng nếu thoải mái, thư giãn quá lại trở thành thói quen xấu, làm suy giảm ý thức cạnh tranh, khả năng chống lại căng thẳng.

Nếu việc học tập không đạt hiệu quả, trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng sẽ trở nên thất bại trong sự nghiệp và cuộc sống, như vậy trẻ sẽ rất khó cảm thấy hạnh phúc.

Giáo dục hạnh phúc là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp này? 4
Môi trường giáo dục hạnh phúc không tạo áp lực cho trẻ, làm trẻ vui vẻ, thoải mái, vì chơi nhiều hơn học

Không có chỗ đứng trong xã hội

Xã hội không ngừng phát triển, đòi hỏi mỗi người cần phải đa năng, đa tài để thích nghi. Để có thể thích ứng với sự vận động không ngừng đó, thế hệ học sinh cần phải liên tục học tập, rèn luyện, đổi mới, sáng tạo. Dù bạn là thiên tài cũng cần phải học tập chăm chỉ, cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng liên tục mới có thể đạt được thành công trong tương lai.

Tóm lại, nếu áp dụng phương pháp giáo dục hạnh phúc với mục tiêu giảm bớt áp lực học tập cho trẻ, biến trẻ thành học sinh “vô lo, vô nghĩ” thì hiệu quả mang lại sẽ trái ngược. Trẻ cần học tập một cách vui vẻ, hạnh phúc, tự giác để đạt thành quả tốt mới là hướng đến hạnh phúc thực sự. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin