Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ mầm non là thế hệ tương lai của đất nước. Giấc ngủ trưa của trẻ giai đoạn mầm non được đánh giá rất quan trọng giúp cho việc phát triển tối ưu thể chất lẫn tinh thần. Vậy bạn có biết giờ ngủ trưa của trẻ mầm non như thế nào là hợp lý chưa?
Trẻ mầm non – giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi được xem là giai đoạn đang phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Giấc ngủ của trẻ mầm non được đánh giá rất quan trọng đối sức khỏe và với sự phát triển trí não. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, giấc ngủ trưa có liên quan nhất định đến sự tỉnh táo, sự chú ý của trẻ, hiệu suất nhận thức, ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng phục hồi, khả năng thu nhận, khả năng học tập và trí nhớ.
Giờ ngủ trưa của trẻ mầm non cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến sự phát tinh thần của trẻ. Hãy cùng đội ngũ Nhà Thuốc Long Châu chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Một giấc ngủ trưa đúng cách đóng vai trò tương đương với việc bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ mầm non. Với những năm đầu đời, khi trẻ bước vào môi trường giáo dục, não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ được điều chỉnh theo chu trình của giấc ngủ. Do đó, các quý phụ huynh, các bậc làm cha mẹ cần rèn luyện thói quen ngủ trưa một cách khoa học cho trẻ mầm non. Dưới đây là một số lợi ích cũng như tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với trẻ mà bạn đọc có thể tham khảo:
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ trưa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ tập trung và giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não nhanh hơn. Với nhiều tác dụng như giúp tăng cường trí nhớ, một giấc ngủ trưa đúng giờ sẽ giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt hơn những đứa trẻ khác.
Khi duy trì được một giấc ngủ trưa đúng giờ sẽ giúp trẻ mầm non đảm bảo đầy đủ không những góp phần không nhỏ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn mà còn tạo điều kiện để trẻ giai đoạn mầm non có thể tăng trưởng về chiều cao, cân nặng và đảm bảo sức khỏe.
Khi giờ ngủ trưa của trẻ không được đảm bảo, sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất, quá trình giải phóng năng lượng diễn ra chậm trễ, cơ thể khó đốt cháy nhiều calo hơn và dẫn đến tình trạng trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém.
Một giấc ngủ trưa đủ với không gian thoáng mát và sạch sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là các khu vùng chức năng của não bộ và tăng khả năng tuần hoàn máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ giai đoạn mầm non sẽ phát huy được khả năng sáng tạo và có một trí tưởng tượng phong phú nếu được ngủ trưa đủ giấc.
Như đã nói trên, giờ ngủ trưa của trẻ mầm non có liên quan mật thiết đến sự phát triển não bộ của trẻ. Không những thế, để tránh việc mất ngủ vào ban đêm, giờ ngủ trưa của trẻ mầm non được nghiên cứu và chọn lựa khung giờ rất kỹ lưỡng, giúp trẻ ngủ đủ giấc, tăng khả năng tập trung và giúp trẻ thông minh hơn.
Tùy vào từng môi trường giáo dục cũng như từng giáo án và giờ sinh hoạt khác nhau, giờ ngủ trưa của trẻ mầm non sẽ có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung đối với trẻ giai đoạn trẻ mầm non từ 3 đến 5 tuổi, giấc ngủ trưa có thể kéo dài từ ít nhất 1 cho đến 3 tiếng. Lí tưởng nhất là vào khoảng 10 đến 13 giờ mỗi ngày nhằm không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Ngay cả khi chúng ta biết được giấc ngủ trưa có thể mang lại hiệu quả như thế nào, tuy nhiên rất khó để luyện tập cho trẻ thói quen ngủ trưa đúng cách và đúng giờ. Tuy nhiên, để giúp cho giờ ngủ trưa của trẻ mầm non được dễ dàng hơn, bạn có thể chú ý đến một số vấn đề sau:
Tâm trạng thoải mái đánh giá rất quan trọng đối với việc trẻ chìm vào giấc ngủ trưa. Các bậc cha mẹ hãy tạo cho con cảm giác thoải mái và không nên ép con ngủ ngay. Bên cạnh đó, đối với những trẻ khó ngủ trưa, mỗi ngày nên cho trẻ ngủ trưa vào cùng một vị trí và cùng một thời điểm.
Khi bạn cảm thấy trẻ buồn ngủ với các biểu hiện như trẻ đang ngáp, trẻ dụi mắt, hãy nhanh chóng cho trẻ ngủ trưa tại một căn phòng mát mẻ và không bị làm phiền để trẻ dễ đi vào giấc ngủ trưa.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu rằng, giấc ngủ trưa ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ ban đêm của trẻ. Trẻ ngủ trưa càng lâu, ngủ càng muộn thì càng khó ngủ vào ban đêm. Do đó, bạn hãy thử rút ngắn thời gian nghỉ ngơi và cho trẻ đi ngủ tối sớm hơn.
Trên đây là những thông tin về giờ ngủ trưa của trẻ mầm non như thế nào là hợp lý gửi đến bạn đọc. Hi vọng bài viết này hữu ích, mang lại giá trị, làm tài liệu tham khảo giúp độc giả có thể lên kế hoạch tốt hơn cho giấc ngủ trưa của trẻ giai đoạn mầm non nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.