Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Góc giải đáp: Bệnh lao phổi có chữa được không?

Ngày 02/03/2022
Kích thước chữ

Lao phổi là bệnh lây nhiễm nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nặng nề nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát hiệu quả bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bệnh lao phổi có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.

Ho khan kéo dài, ho ra máu, sụt cân bất thường, đau tức ngực… là những triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh lao phổi. Lao phổi không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Với sự phát triển vượt bậc của ngành y, bệnh lao phổi có thể được kiểm soát thông qua phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhưng với mỗi bệnh nhân, thời gian điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh sẽ khác nhau. Vậy, bệnh lao phổi có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Góc giải đáp: Bệnh lao phổi có chữa được không 2 Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây ra

Bệnh lao phổi nguy hiểm như thế nào?

Lao phổi là bệnh lý truyền nhiễm lây lan qua không khí, gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Nguồn lây bệnh chủ yếu từ người hoặc động vật mắc vi khuẩn lao. Khi hít phải vi khuẩn lao trong không khí, nếu hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, vi khuẩn lao sẽ ở trạng thái bất hoạt và không thể sinh sôi. Nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lao phát triển, bệnh nhân nhiễm lao chuyển sang giai đoạn lao bệnh.

  • Người thường xuyên có tiếp xúc, nói chuyện, gần gũi với người mắc bệnh lao.
  • Những người sinh sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ người nhiễm lao cao, nơi có bệnh nhân lao sinh sống.
  • Người đang mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như bệnh tiểu đường, bệnh gan, HIV,...
  • Người đang mắc bệnh lao tiềm ẩn có nguy cơ chuyển thành bệnh lao hoạt động.
  • Người đang điều trị bằng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch.

Không chỉ lao phổi, vi khuẩn lao có thể tấn công và lây lan ra tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao xương, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch – tiết niệu, lao ruột. Trong đó, lao phổi là thể lao thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%).

Khi xét nghiệm soi đờm trực tiếp trên mẫu bệnh phẩm của người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi thấy có vi khuẩn lao thì sẽ cho kết quả lao phổi AFB dương tính và ngược lại là AFB âm tính.

Góc giải đáp: Bệnh lao phổi có chữa được không Xét nghiệm đờm AFB giúp chẩn đoán chính xác lao phổi

Bệnh lao phổi có khả năng lây lan nhanh, rộng và rất khó kiểm soát nếu không được phát hiện sớm. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và sinh sôi nảy nở khiến phổi bị tổn thương. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, cơ thể sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm như: Tràn dịch, tràn khí màng phổi, nhiễm nấm Aspergillus phổi, rò thành ngực, lao thanh quản, viêm màng não…

Bệnh lao phổi có chữa được không? 

Trước đây, khi chưa có phác đồ điều trị thì người mắc bệnh lao phổi được coi là nhận “án tử”. Sau này, với sự ra đời của thuốc kháng sinh, bệnh lao phổi có thể được kiểm soát nhanh chóng. Dù vậy, bệnh lao phổi có chết không vẫn là thắc mắc của nhiều người bệnh và gia đình.

Các phương pháp chữa bệnh lao phổi

Khi nghi ngờ bản thân mắc lao phổi, trước tiên người bệnh cần được chẩn đoán để xác định chính xác mức độ bệnh. Đó là cơ sở để bác sĩ sẽ có cơ s đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Lao phổi là một bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhưng tỷ lệ chữa khỏi bao nhiêu và bao lâu khỏi bệnh còn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của bệnh nhân trong việc tuân thủ phác đồ điều trị. 

Phương pháp điều trị lao phổi phổ biến hiện nay là dùng kết hợp kháng sinh tối thiểu 6 tháng. Tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý của bệnh nhân bác sĩ sẽ có từng phác đồ riêng với từng người, bao gồm:

  • Điều trị lao phổi có kiểm soát trực tiếp (DOTS). 
  • Điều trị lao phổi theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp mắc lao phổi lần đầu với 2 giai đoạn gồm: Giai đoạn tấn công (2 tháng) 4 loại thuốc và giai đoạn duy trì (6 tháng) gồm 2 loại thuốc.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được xét nghiệm đờm lần đầu vào thời điểm tháng thứ 2, thứ 3 của giai đoạn điều trị tấn công; xét nghiệm đờm lần hai vào thời điểm tháng thứ 5 và xét nghiệm lần ba ở tháng thứ 8 của giai đoạn duy trì.

Góc giải đáp: Bệnh lao phổi có chữa được không 1 Bệnh lao phổi chữa được không phụ thuộc vào việc tuân thủ dùng thuốc kháng sinh

Khi điều trị bằng thuốc kháng sinh ở giai đoạn sau, người bệnh có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ mà không cần điều trị nội trú tại bệnh viện. Điều này không chỉ giảm gánh nặng cho ngành y, mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian và ngăn ngừa nguy cơ lây lan cho cộng đồng.

Thời gian chữa lao phổi

Thông thường, thời gian điều trị lao phổi bằng thuốc kháng sinh theo phác đồ chuẩn kéo dài trong vòng 8 tháng. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị lao phổi bằng thuốc trong 8 tháng hoặc lâu hơn để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng, phẫu thuật ngoại khoa cũng sẽ được tiến hành.

Để đạt hiệu quả chữa lao tối ưu, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị bằng thuốc:

  • Uống thuốc đúng phác đồ điều trị (đúng và đủ liều).
  • Uống thuốc đủ thời gian.
  • Uống thuốc vào thời điểm nhất định trong ngày, xa bữa ăn.

Có thể thấy, bệnh lao phổi có chữa được không và chữa trong bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như thể trạng bệnh nhân, tiền sử bệnh lý, tâm lý, chế độ dinh dưỡng và khả năng tuân thủ phác đồ chữa bệnh.

Lưu ý khi chữa lao phổi

Theo các chuyên gia, tỷ lệ chữa khỏi lao phổi tới 90% nếu người bệnh nắm được và thực hiện tốt những lưu ý sau đây:

  • Tuân thủ liệu trình điều trị: Uống thuốc đúng giờ, đều đặn, đúng liều liên tục trong 8 tháng là một trong những yếu tố quyết định việc bệnh lao phổi có chữa được không. Bởi sau một thời gian uống thuốc, các triệu chứng thuyên giảm khiến người bệnh chủ quan nghĩ mình đã khỏi, nhưng đây là suy nghĩ sai lầm khiến bệnh dễ tái phát nặng hơn.
  • Khám định kỳ mỗi tháng 1 lần: Lao phổi có thể xuất hiện những thể bệnh lạ, vì thế khám định kỳ theo chỉ định để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
  • Tạm dừng thuốc và gặp bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi dùng thuốc như chóng mặt, mờ mắt, vàng da, vàng mắt
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu trong quá trình điều trị.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không nên ăn kiêng khem quá mức nếu không có bệnh lý nền khác.
  • Thực hiện xét nghiệm đờm 3 lần trong quá trình điều trị.
  • Đề phòng lây nhiễm cho người xung quanh.
  • Sinh hoạt ở phòng riêng, không gian riêng (nếu có thể).

Hy vọng với những thông tin trên bạn đã có câu trả lời phù hợp cho thắc mắc bệnh lao phổi có chữa được không. Nếu không may mắc căn bệnh này, hãy tuân thủ phác đồ điều trị để tăng hiệu quả chữa bệnh, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.

Ly Ly

Nguồn Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin