Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Góc giải đáp: Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ?

Ngày 21/05/2024
Kích thước chữ

Cúm là một bệnh lý truyền nhiễm rất phổ biến và bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bệnh. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng cúm là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả mà ai cũng nên thực hiện. Vậy sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ?

Tiêm vắc xin phòng cúm là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng trước căn bệnh truyền nhiễm này. Vậy sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ? Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng cúm cũng như giải đáp chi tiết vấn đề trên nhé!

Tìm hiểu về vắc xin phòng cúm

Cúm là một bệnh lý truyền nhiễm mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Việc tiêm vắc xin phòng cúm là một giải pháp giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh cúm. Khi vắc xin phòng cúm được đưa vào cơ thể khoảng 2 tuần sau, kháng thể sẽ được tạo ra để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus cúm. Hầu hết các loại vắc xin cúm có thể đạt hiệu quả phòng bệnh lên đến 90%.

Virus cúm có thể biến thể theo mỗi năm nên mũi tiêm vắc xin phòng cúm của năm trước không thể bảo vệ cơ thể trước chủng virus biến thế của năm nay. Do vậy, để bắt kịp với sự phát triển của virus cúm, Bộ Y tế sẽ phát hành vắc xin phòng cúm mới hàng năm. Vì thế, việc tiêm phòng vắc xin cúm định kỳ hàng năm là biện pháp hiệu quả để hệ miễn dịch tạo ra kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi các loại virus cúm.

Việc tiêm vắc xin phòng cúm được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và xảy ra biến chứng như:

  • Trẻ em từ 6 - 24 tháng tuổi;
  • Người lớn trên 65 tuổi;
  • Người mắc phải bệnh lý chuyển hoá, bệnh mạn tính hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm;
  • Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai;
  • Người tiếp xúc trực tiếp với người mắc phải bệnh cúm.

Hiệu lực bảo vệ cơ thể của vắc xin thường duy trì từ 6 - 12 tháng và thường 2 - 3 tuần sau khi tiêm thì vắc xin mới có hiệu lực. Do vậy, thời điểm tiêm vắc xin phòng cúm thường được xác định như sau:

Trẻ từ 6 tháng - 9 tuổi chưa tiêm vắc xin cúm:

  • Tiêm mũi đầu tiên bất kỳ thời điểm nào;
  • Tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu tối thiểu là 1 tháng;
  • Mỗi năm tiêm nhắc lại một lần.

Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:

  • Mũi đầu tiên tiêm 0,5ml;
  • Mỗi năm tiêm nhắc lại 1 lần.
Góc giải đáp: Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ? 1
Chích ngừa vắc xin cúm là biện pháp phòng bệnh cúm hiệu quả nhất

Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin cúm là gì?

Vắc xin cúm đã được chứng minh là an toàn và giảm tỷ lệ tử vong có liên quan đến bệnh cúm lên đến 90%. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng vắc xin cúm, bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ như sau:

  • Đau nhức cánh tay chích ngừa: Sau khi tiêm vắc xin cúm, người tiên có thể cảm thấy đau nhức tại cánh tay tiêm hoặc thấy bồn chồn, khó chịu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ hệ thống miễn dịch của người tiêm vắc xin đang có phản ứng tích cực và tạo ra kháng thể cho cơ thể.
  • Sưng đỏ tại vị trí tiêm: Đây là một dấu hiệu hết sức bình thường cho thấy hệ dịch đang hoạt động để sản sinh ra kháng thể dưới tác động của vắc xin cúm. Ngoài ra, phản ứng sưng - đỏ - đau tại vị trí tiêm biểu hiện cho việc kim tiêm tác động trực tiếp lên bề mặt da và phá vỡ hàng rào bảo vệ da. Do vậy, đây là một phản ứng bình thường của cơ thể mà hầu hết các đối tượng sau khi tiêm vắc xin đều gặp phải.
  • Sốt: Người tiêm vắc xin có thể bị sốt nhẹ, tuy nhiên, tác dụng phụ này không quá phổ biến. Mặt khác, nếu bạn bị sốt cao trên 38 độ C sau khi tiêm thì có thể là do cơ thể của bạn đã bị nhiễm phải một loại virus khác nào đó đang lây lan trong mùa cúm và lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị nếu cần.
  • Đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi: Cơ thể sẽ phản ứng lại dưới tác động của vắc xin và gây ra một số triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi. Đây là những phản ứng hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất sau một vài ngày.
  • Choáng hoặc ngất xỉu: Theo thống kê, hầu như tất cả các loại vắc xin (bao gồm cả vắc xin cúm) đều có thể gây ra tình trạng choáng hoặc ngất xỉu với tỷ lệ rất hiếm. Tình trạng này thường xảy ra ở những đối tượng có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
  • Hắt hơi hoặc ho: Triệu chứng này có thể xảy ra ngay sau khi chích ngừa vắc xin cúm. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng phụ xảy ra trong thời gian ngắn và không khiến cho người tiêm bị đau họng hoặc cảm lạnh.
  • Dị ứng: Có một vài trường hợp sau khi tiêm vắc xin phòng cúm xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như khó thở, thở khò khè, sưng nề quanh mắt hoặc miệng, nổi mề đay, sốt cao, nhịp tim nhanh… Phản ứng dị ứng do vắc xin có thể xuất hiện sau vài phút đến vài tiếng sau khi tiêm và cần được chăm sóc y tế đúng cách nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Do đó, sau khi tiêm phòng vắc xin nói chung và vắc xin cúm nói riêng, người tiêm cần được theo dõi sát sao và cần xử lý nhanh chóng nếu xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt sau khi tiêm cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người tiêm vắc xin cúm. Vậy sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ?

Góc giải đáp: Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ? 2
Sưng đau tại vị trí tiêm vắc xin cúm là một phản ứng thường xảy ra sau khi tiêm

Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ?

Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để nhanh phục hồi sức khoẻ đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều độc giả. Theo đó, người tiêm vắc xin phòng cúm cần kiêng ăn một số loại thực phẩm sau để sức khoẻ nhanh được phục hồi, cụ thể là:

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì? Câu trả lời là hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thức ăn chế sẵn, khoai tây chiên… Bởi chất béo bão hoà có trong các loại thực phẩm này có thể làm tăng phản ứng viêm diễn ra trong cơ thể và rất có hại cho sức khoẻ.

Góc giải đáp: Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ? 3
Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ

Tránh sử dụng chất kích thích

Bên cạnh đồ ăn nhiều chất béo, sau khi tiêm phòng vắc xin cúm thì bạn cũng cần tránh sử dụng chất kích thích trong ít nhất một tuần sau tiêm. Bởi các chất kích thích có trong bia rượu, nước có gas, trà, cà phê hay nước tăng lực đều có thể:

  • Gây ức chế lên hệ miễn dịch của của cơ thể, làm suy giảm miễn dịch.
  • Khiến cơ thể bị mất nước.
  • Tăng nhịp tim, tăng huyết áp.
  • Tăng nguy cơ xảy ra biến chứng.
  • Gây khó khăn trong việc phân biệt phản ứng của chất kích thích và phản ứng của vắc xin lên cơ thể.
  • Gây khó khăn cho quá trình tác động của vắc xin lên cơ thể để sản sinh ra kháng thể.

Do đó, sau khi tiêm vắc xin cúm, bạn cần xây dựng chế độ ăn khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ và tránh dùng các chất kích thích để giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của vắc xin.

Góc giải đáp: Sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ? 4
Tránh tiêu thụ rượu bia sau khi tiêm vắc xin phòng cúm

Trên đây là những thông tin hữu ích về vắc xin phòng cúm và một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi chích ngừa vắc xin cúm. Đồng thời, Nhà thuốc Long Châu cũng hướng dẫn bạn đọc về việc sau khi tiêm phòng cúm kiêng ăn gì để tốt cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng một chế độ ăn khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh phục hồi sau khi tiêm ngừa vắc xin cúm.

Xem thêm: Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ nên biết

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin