Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nghiến răng khi ngủ là một tật xấu có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nhiều người thắc mắc rằng liệu nghiến răng khi ngủ có bị lây không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Nghiến răng khi ngủ là một rối loạn vận động trong quá trình ngủ nghỉ. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người xung quanh. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì và nghiến răng khi ngủ có bị lây không?
Nghiến răng là một hành động dễ dẫn đến quá tải hệ thống nhai. Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như stress, rối loạn khớp cắn, dị ứng hay tư thế ngủ không phù hợp.
“Hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng hoặc bởi sự giằng và đẩy của hàm dưới” được gọi là tật nghiến răng. Tật xấu này có thể tạo nên âm thanh ken két gây khó chịu.
Nghiến răng không phải là hoạt động nhai thông thường và có thể gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của cơ, qua đó tác động đến khớp thái dương hàm. Vì vậy mà bất kỳ sự thay đổi nào trong khớp cắn đều ảnh hưởng đến cơ và khớp. Sai khớp cắn chính là một trong những nguyên nhân gây nên tật nghiến răng. Hậu quả là nghiến răng có thể gây đau khớp thái dương hàm. Nghiến răng khi ngủ thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ chưa thực sự được nghiên cứu rõ ràng, tuy nhiên nhiều người cho rằng nghiến răng thường có liên quan đến những yếu tố sau:
Các nghiên cứu cho thấy yếu tố tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ, chủ yếu là tâm lý căng thẳng. Căng thẳng cảm xúc được coi là nguyên nhân kích hoạt chính. Nghiến răng ban đêm có thể là bắt nguồn từ việc căng thẳng ban ngày đã hoặc đang diễn ra. Căng thẳng ở những người làm việc nhiều, bị áp bức, sinh viên đang trong mùa thi… Căng thẳng thường đi kèm với lo âu, sự kìm nén có thể kích hoạt các hoạt động của hệ thần kinh. Điều này làm tăng kích thích thần kinh gây nên phản ứng nghiến răng.
Những người mạnh mẽ, dễ kích động có khả năng mắc chứng nghiến răng khi ngủ cao hơn. Nghiến răng thường gặp ở người trẻ và sẽ dần biến mất khi trưởng thành.
Những người có người thân trong gia đình đang hoặc đã từng mắc chứng nghiến răng khi ngủ thì có nguy cơ cao cũng sẽ bị bệnh này. Nghiên cứu cho thấy có một mức độ liên quan đến di truyền trong việc xuất hiện tật nghiến răng. Có từ 21 – 50% những người bị nghiến răng khi ngủ có người thân từng mắc bệnh trước đây. Điều này cho thấy yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh lý.
Một số tác dụng phụ của các loại thuốc hoặc chất gây nghiện có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng như: Thuốc chủ vận và đối kháng dopamine, thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc.
Cản trở khớp cắn có thể là vấn đề gây nên tình trạng nghiến răng lúc ngủ. Chúng cản trở đường đi của hoạt động nhai bình thường. Nguyên nhân có thể là do một răng hoặc một nhóm răng gây nên. Ví dụ hàm trên mất răng khôn, răng khôn hàm dưới mọc trồi. Lúc cắn lại, hàm dưới sẽ phải đưa ra trước nhiều hơn, từ đó làm sai lệch vận động hàm bình thường.
Do nhiễm ký sinh trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa hay dị ứng thức ăn cũng có thể dẫn đến tình trạng nghiến răng trầm trọng ở trẻ em.
Rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết, thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng là những yếu tố dễ gây bệnh, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.
Các rối loạn thần kinh trung ương cũng có thể liên quan đến tật nghiến răng khi ngủ:
Một số nghề nghiệp có thể gây nên tình trạng nghiến răng hay cắn chặt răng. chẳng hạn như các nghệ sĩ violon phải cắn chặt răng lúc giữ đàn khi chơi, công nhân khuân vác cắn chặt răng để gồng sức hay nghệ sĩ xiếc dùng răng để cắn dây...
Một số người nghiến răng theo bản năng, đây là hoạt động tập tính của loài có vú. Mục đích là để duy trì sự sắc bén của hàm răng.
Muốn biết bệnh nghiến răng khi ngủ có bị lây không thì cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Như các thông tin bên trên, bệnh này phát sinh là do sự mất cân đối của cấu trúc răng và xương hàm, từ đó dẫn đến khi chúng ta ngủ não bộ có xu hướng tạo lực nghiến cho răng để loại bỏ những cản trở mất cân đối này. Ngoài ra, nghiến răng cũng có thể là do vấn đề tâm lý căng thẳng, stress, chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý,…
Một số người có người thân mắc tật nghiến răng khi ngủ, bản thân mình cũng như vậy nên nghĩ nghiến răng khi ngủ có thể lây lan. Tuy nhiên, đây là do yếu tố di truyền, nghiến răng không do virus gây ra nên không có khả năng lây lan.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng. Hi vọng với những thông tin trên, quý đọc giả đã rõ nghiến răng khi ngủ có bị lây không cũng như biết được các hạn chế tình trạng này khi đã biết nguyên nhân gây bệnh.
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...