Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm gan B là bệnh lý có tỷ lệ mặc rất cao ở Việt Nam. Vậy viêm gan B nguy hiểm như thế nào? Viêm gan b có di truyền không? Cùng đi tìm đáp án trong bài viết dưới đây.
Viêm gan B là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Dù căn bệnh này không còn xa lạ nhưng vẫn có rất nhiều người hiểu sai và có rất nhiều thắc mắc về bệnh viêm gan B. Trong đó, vấn đề viêm gan B có di truyền không được rất nhiều người quan tâm.
Virus HBV có tên tiếng Anh là Hepatitis B virus (viết tắt HBV), đây là loại siêu vi trùng Hepadna với khả năng tồn tại rất lâu. Trong môi trường có nhiệt độ 30 độ C, virus HBV có thể sống được 30 phút, và tồn tại tới 20 năm ở nhiệt độ -20 độ C.
Virus HBV là thủ phạm gây ra bệnh viêm gan B, "sát thủ âm thầm" phá hoại chức năng gan, biến chứng suy gan, xơ gan, ung thư gan cho gần 2 tỷ người trên thế giới.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B chiếm tới 20% tổng dân số. Đặc biệt, tốc độ lây lan của virus HBV từ người này qua người khác cũng rất nhanh chóng. Vì thế, viêm gan B được đánh giá là căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm.
Tỷ lệ người nhiễm viêm gan B ở nước ta rất cao, nhưng có rất nhiều người không hề biết cơ thể mình đã nhiễm virus. Điều này khiến người bệnh vô tình phát tán virus cho những người xung quanh. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng thì virus viêm gan B vẫn có thể gây tổn hại cho gan sau một thời gian phát triển âm thầm.
Một số trường hợp mẹ bị viêm gan B mang thai sinh ra con cũng bị nhiễm virus. Đây chính là lý do khiến nhiều người đặt câu hỏi "Viêm gan B có di truyền không?". Và câu trả lời là "Viêm gan B hoàn toàn không phải do di truyền". Vì virus viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con thông qua tiếp xúc máu hoặc dịch cơ thể. Trong lúc sinh nở, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm viêm gan B ngay trong khi sinh lên tới 60% nếu mẹ mang virus viêm gan B.
Trường hợp trẻ bị nhiễm viêm gan B là do lây truyền từ mẹ sang con hoặc có thể bị lây nhiễm từ bất cứ ai trong gia đình nếu người đó mang virus HBV.
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Theo các chuyên gia, có 3 con đường lây truyền viêm gan B là truyền từ mẹ sang con, lây qua đường tình dục và đường máu.
Đây chính là con đường lây nhiễm khiến nhiều người thắc mắc viêm gan B có di truyền không. Tỷ lệ lây từ mẹ sang con khi mang thai phụ thuộc nhiều vào nồng độ virus viêm gan B của người mẹ và các giai đoạn cụ thể trong thai kỳ.
Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con sẽ tăng cao theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Cụ thể, tỷ lệ lây nhiễm là 1% trong 3 tháng đầu và tăng lên 10% ở tam cá nguyệt thứ 2. Đặc biệt, ở tam cá nguyệt thứ 3, tỷ lệ này có thể lên tới 60 - 70%.
Lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu xảy ra trong quá trình mang thai, sinh nở. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan vì trong quá trình cho con bú nếu trẻ cắn mẹ trầy xước, chảy máu cũng có thể là con đường lây viêm gan B.
Virus viêm gan B có thể dễ dàng lây lan qua đường máu và có thể tồn tại ở máu khô trong nhiều ngày. Một số hình thức có thể làm tăng nguy cơ lây lan viêm gan B bạn cần tránh:
Virus HBV tồn tại trong dịch âm đạo của nữ giới và tinh dịch của nam giới. Quan hệ tình dục không chung thủy một vợ một chồng, quan hệ không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su với người nhiễm viêm gan B làm tăng nguy cơ mắc viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác.
Với người lành mang virus viêm gan B, bệnh thường không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng ở giai đoạn viêm gan B mạn tính, người bệnh có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Trong đó, có tới 80% trường hợp ung thư gan là do viêm gan B gây ra.
Viêm gan B dù không di truyền nhưng có khả năng lây nhiễm từ người sang người rất cao. Vì thế, để phòng ngừa căn bệnh đáng sợ này, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo tiêm vắc xin phòng viêm gan B là cách tối ưu và hiệu quả nhất hiện nay.
Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ khuyến cáo cần tiêm vắc xin viêm gan B ngay trong 24 giờ đầu tiên. Đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con. Vậy viêm gan b tiêm mấy mũi? Trẻ cần tiêm mũi 2 sau 1 tháng và mũi 2 khi trẻ được 6 đến 12 tháng. Để bổ sung lượng miễn dịch, trẻ cần tiêm nhắc lại khi đủ 15 tuổi.
Ngoài ra, chúng ta cần có biện pháp tự bảo vệ bản thân tránh khỏi nguồn lây nhiễm viêm gan B, đặc biệt nếu trong gia đình có người mang virus như:
Trên đây là những chia sẻ hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc được viêm gan B có di truyền không. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh viêm gan B, đồng thời có biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả.
Xem thêm: Test viêm gan B có những phương pháp phổ biến nào?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.