Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý nguy hiểm như suy gan, xơ gan, ung thư gan. Vậy viêm gan B có lây không? Việc hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nào sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa hiệu quả nguy cơ gây bệnh.
Viêm gan B là bệnh viêm nhiễm do virus HBV gây ra, có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thu gan, thậm chí là tử vong. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Vậy viêm gan B có lây không và bệnh viêm gan B lây qua đường nào??
Virus gây bệnh viêm gan B có thể tồn tại trong máu và các chất tiết khác của cơ thể như nước bọt và dịch âm đạo.
Trên thực tế, người bệnh có thể mang virus trong máu và tiết ra ngoài qua các chất tiết khác, từ đó có khả năng lây lan cho người khác thông qua các tình huống tiếp xúc gần. Tốc độ lây truyền nhanh hơn từ 50 - 100 lần so với virus HIV.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, virus viêm gan B có khả năng tồn tại ít nhất 7 ngày ở trong môi trường. Đối với những người chưa tiêm vaccine phòng viêm gan B, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 30 - 180 ngày sau khi virus HBV xâm nhập vào cơ thể. Khoảng Trong khoảng 30 - 60 ngày sau khi phơi nhiễm, các xét nghiệm như HBsAg có thể phát hiện được sự tồn tại của virus trong cơ thể người bệnh.
Viêm gan B có khả năng tiến triển thành bệnh mạn tính, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ. Việc hiểu rõ viêm gan B lây nhiễm qua đường nào sẽ có biện pháp phòng ngừa tối ưu, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngoài việc viêm gan B có lây không thì vấn đề viêm gan B lây qua đường nào cũng cần được quan tâm. Trên thực tế, virus HBV có thể lây lan từ người nhiễm virus viêm gan B sang người khác thông qua nhiều cách khác nhau. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Các cách lây lan chính bao gồm:
Mặc dù virus viêm gan B được tìm thấy trong nước bọt nhưng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khẳng định hôn không phải là con đường lây truyền viêm gan B như hắt hơi hoặc dùng chung đồ dùng.
Người bị nhiễm viêm gan B thường có nồng độ virus HBV trong máu khá cao. Do vậy, nếu tiếp xúc với máu của người bệnh khi da hoặc niêm mạc bị xây xước sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Bên cạnh đó, HBV cũng được tìm thấy trong tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt, nước tiểu, dịch mật và mồ hôi nhưng nồng độ khá thấp. Ngay cả một vết cắt nhỏ hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân cũng có thể là cửa ngõ cho virus xâm nhập vào cơ thể.
Con đường lây nhiễm viêm gan B thông qua quan hệ tình dục có tỷ lệ lây nhiễm cao. Theo báo cáo thống kê của Mỹ cho thấy, cứ 10 trường hợp mắc viêm gan B thì có 3 trường hợp lây truyền qua đường tình dục. Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh nhiễm trùng khác. Viêm gan B là một trong những bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc với tinh dịch và dịch tiết âm đạo khi quan hệ tình dục. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để giảm khả năng lây nhiễm viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trên thực tế, trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ cao bị lây nhiễm viêm gan B nếu mẹ có nồng độ virus HBV và không sử dụng các biện pháp phòng ngừa lây cho con. Tỷ lệ mẹ có thể lây truyền viêm gan B cho con ở 3 từng giai đoạn thai kỳ là khác nhau, cụ thể:
Viêm gan B cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc với các dịch tiết khác của người nhiễm virus, chẳng hạn như nước bọt, dịch âm đạo, và dịch niệu đạo. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm qua các dịch tiết này thấp hơn so với tiếp xúc với máu, nhưng vẫn có khả năng lây lan.
Trong môi trường chăm sóc y tế, viêm gan B có thể lây lan nếu không tuân thủ các biện pháp an toàn tiêu chuẩn. Việc sử dụng kim tiêm không được khử trùng hoặc không đảm bảo vệ sinh khi tiêm phòng ngừa, có thể dẫn đến lây nhiễm virus giữa người bệnh và người khác.
Viêm gan B lây qua đường nào? Bệnh này được biết đến có khả năng lây truyền qua đường máu rất cao. Bất kỳ ai tiếp xúc với máu hoặc được truyền máu từ người có kết quả xét nghiệm dương tính với viêm gan B đều có thể bị nhiễm virus HBV. Vì vậy, hãy chú ý đến sự an toàn trong các hoạt động có khả năng tiếp xúc với máu của người khác như phẫu thuật, hiến máu, khám răng, xăm hình,... Bạn cần đảm bảo những dụng cụ này được khử trùng đạt chuẩn nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm viêm gan B qua đường máu.
Chia sẻ hoặc tái sử dụng kim tiêm cũng là một cách nguy hiểm để lây lan virus viêm gan B sang người khác. Nhiễm bệnh do dùng chung kim tiêm là một dạng lây nhiễm qua đường máu. Vì kim tiêm đã qua sử dụng đều chứa virus và vi khuẩn. Đây là tác nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có viêm gan B.
Dùng chung đồ dùng cá nhân có chứa máu hoặc dịch tiết của người bị viêm gan B khiến bạn có nguy cơ nhiễm virus của người đó. Một số vật dụng cá nhân tuyệt đối không nên dùng chung như bàn chải đánh răng, bấm móng tay, dao cạo râu,...
Trong vòng 12 tiếng sau tiếp xúc với virus viêm gan B, việc tiêm huyết thanh miễn dịch có thể giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus HBV. Nếu không được tiêm huyết thanh kịp thời, người tiếp xúc có thể mắc bệnh viêm gan B.
Khi viêm gan B ở giai đoạn cấp tính thường không cần điều trị đặc biệt và bệnh có thể tự khỏi. Trong thời gian này, việc duy trì chế độ ăn uống cân đối, đủ chất dinh dưỡng kết hợp với việc nghỉ ngơi - sinh hoạt điều độ là yếu tố quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra, để tránh lây truyền virus, người bệnh cũng cần phải tiếp xúc gần gũi với những người xung quanh.
Trong trường hợp viêm gan B đã tiến triển thành mạn tính, mục tiêu của việc điều trị là giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan cũng như ngăn ngừa lây lan cho người khác. Việc sử dụng thuốc giúp điều hòa miễn dịch và thuốc kháng virus có thể được chỉ định để giúp kiểm soát bệnh. Người bệnh có thể sẽ phải dùng thuốc trong nhiều năm hoặc thậm chí là suốt đời. Nếu gan bị virus hủy hoại nghiêm trọng, người bệnh có thể được xem xét phương pháp phẫu thuật ghép gan.
Đến viện bệnh viện để kiểm tra xét nghiệm và tiêm vacxin khi chưa có kháng thể là biện pháp chủ động phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất. Việc xét nghiệm và tiêm vacxin cũng điều cần thiết đối với những trường hợp có người thân trong gia đình mắc bệnh viêm gan B. Vacxin viêm gan B có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại virus HBV cao lên đến 95%. Đây cũng được xem là một biện pháp ngừa bệnh an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý ghi lại các mốc thời gian tiêm và tiêm đủ mũi theo phác đồ để cơ thể luôn được bảo vệ tốt nhất.
Ngoài ra, Hepatitis Foundation cũng khuyến khích một số biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B như:
Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và giải đáp được cho thắc mắc viêm gan B có lây không, viêm gan B lây qua đường nào. Viêm gan B là một bệnh lý tổn thương gan nguy hiểm và lây lan chủ yếu qua đường máu. Tuy nhiên, bạn có thể tự bảo vệ bản thân và người thân bằng cách hiểu rõ cách lây lan của viêm gan B và thực hiện đúng những biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Xem thêm: