Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Góc thắc mắc: Phẫu thuật thoát vị thành bụng là gì?

Ngày 25/06/2024
Kích thước chữ

Thoát vị thành bụng là một tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, do đó phẫu thuật là một giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng này. Vậy phẫu thuật thoát vị thành bụng là gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết tham khảo dưới đây của chúng tôi nhé.

Phẫu thuật thoát vị thành bụng là phương pháp để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra. Tùy vào từng trường hợp nhất định mà bác sĩ có thể chỉ định hai phương pháp phẫu thuật khác nhau là phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi.

Thoát vị thành bụng là gì?

Thoát vị thành bụng là tình trạng bệnh lý xảy ra do sự dịch chuyển của các tạng ở xoang bụng ra ngoài thành bụng thông qua một vị trí bị yếu bất kỳ trên thành bụng. Vị trí này có thể là từ vết mổ cũ hay nơi thành bụng không có lớp cơ. Bệnh thoát vị thành bụng có thể là một dạng dị tật bẩm sinh khi thai nhi vẫn còn trong bụng mẹ và đa phần trẻ sinh non thường gặp phải tình trạng này.

goc-thac-mac-phau-thuat-thoat-vi-thanh-bung-la-gi 1.jpg
Thoát vị thành bụng là một tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Tùy vào triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây nên bệnh mà các loại thoát vị thành bụng có thể được phân loại như:

  • Thoát vị thành bụng trước: Thoát vị rốn, thượng vị…
  • Thoát vị vết mổ.
  • Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo.
  • Thoát vị lưng.
  • Thoát vị tọa.
  • Thoát vị vùng chậu.
  • Thoát vị bịt.
  • Thoát vị dây chậu.
  • Thoát vị vùng bẹn-đùi.    

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoát vị thành bụng

Việc xác định được nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoát vị thành bụng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân và dấu hiệu mắc bệnh mà bạn có thể tham khảo.

Nguyên nhân

Thoát vị thành bụng có thể do những nguyên nhân sau gây nên:

  • Yếu tố bẩm sinh: Do khiếm khuyết bẩm sinh ở thành bụng, thường gặp ở trẻ em.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Do béo phì, mang thai, táo bón, ho mãn tính, u xơ tiền liệt tuyến...
  • Yếu cơ thành bụng: Do tuổi tác, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, ít vận động...
  • Tổn thương thành bụng: Do phẫu thuật, tai nạn...

Dấu hiệu và triệu chứng

  • Khối u bất thường: Xuất hiện ở vùng bẹn, rốn, đùi…, khi ho, rặn, đứng…, và biến mất khi nằm.
  • Đau nhức: Cảm giác đau nhức ở vùng thoát vị, mức độ đau tăng khi ho, rặn, vận động.
  • Nặng nề, tức nghẹn: Cảm giác nặng nề, tức nghẹn ở vùng thoát vị.
  • Rối loạn tiêu hóa.

Phẫu thuật thoát vị thành bụng là gì?

Thoát vị thành bụng thường xảy ra khi lớp cơ hoặc lớp cân nằm ở thành bụng bị hở hoặc suy yếu dẫn đến một khối lồi được hình thành trên bụng. Kích thước khối lồi sẽ tăng lên nếu các cơ này bị kéo căng làm gia tăng áp lực trong khoang bụng. Phẫu thuật thoát vị thành bụng chính là cách để loại bỏ khối thoát vị, giải quyết triệt để vết lồi trên thành bụng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

goc-thac-mac-phau-thuat-thoat-vi-thanh-bung-la-gi 2.jpg
Phẫu thuật thoát vị thành bụng chính là cách để loại bỏ khối thoát vị

Hai phương pháp phẫu thuật thoát vị thành bụng chính được áp dụng phổ biến là:

Phẫu thuật hở

Phương pháp này có thời gian phẫu thuật từ 1 đến 3 tiếng. Bác sĩ sẽ rạch một đường có kích thước vừa đủ tại vị trí thoát vị. Sau đó loại bỏ mỡ thừa xung quanh, tách các tạng bị thoát vị và đẩy chúng trở lại ổ bụng. Tiếp theo họ sẽ khâu khép vị trí thoát vị cẩn thận. Cuối cùng đặt thêm lưới nhân tạo nếu cần thiết để gia cố mô, cố định vùng yếu hoặc che đi lỗ thủng trên thành bụng. Ưu điểm mà phương pháp này đem lại là dễ dàng thực hiện và ít tốn kém. Tuy nhiên vẫn sẽ có những nhược điểm như là:

Phẫu thuật nội soi

Thời gian thực hiện phẫu thuật sẽ từ 30 đến 60 phút. Bác sĩ sẽ rạch một vài vết mổ nhỏ trên bụng bệnh nhân. Tiếp theo họ sẽ bơm khí vào bên trong để phẫu trường đủ rộng. Tiếp theo đưa dụng cụ nội soi nhỏ có gắn camera vào khoang bụng qua một vết mổ để quan sát. Cuối cùng bác sĩ sẽ xử trí tình trạng thoát vị bằng dụng cụ nội soi đưa qua các vết mổ khác. Phương pháp này sẽ có những ưu điểm như: Vết mổ nhỏ, ít sẹo, ít đau đớn hơn, hồi phục nhanh hơn và ít nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên nhược điểm của loại phẫu thuật này là:

  • Yêu cầu kỹ thuật phẫu thuật cao hơn.
  • Không phù hợp với tất cả các trường hợp thoát vị.

Lưu ý sau phẫu thuật thoát vị thành bụng

Vượt qua phẫu thuật thoát vị thành bụng chỉ là bước đầu tiên, hành trình hồi phục hoàn toàn cần sự kiên trì và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng mà bạn cần tham khảo:

Vận động nhẹ nhàng

Di chuyển, đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuật là điều cần thiết để đẩy nhanh thời gian hồi phục. Hãy tránh hoạt động nặng, mang vác vật nặng hay tập thể dục cường độ cao trong thời gian đầu.

Chế độ ăn uống

  • Uống nhiều nước: Nước lọc, nước trái cây, canh súp…, là những lựa chọn ưu tiên để bù nước và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
  • Bắt đầu với chế độ ăn mềm, dễ tiêu hóa: Cháo, súp, cơm trắng, rau luộc, thịt nạc…, sẽ giúp bạn dễ dàng hấp thu và tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Dần dần chuyển sang chế độ ăn thông thường: Khi cơ thể đã phục hồi bạn có thể quay lại chế độ ăn uống bình thường nhưng hãy chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình hồi phục.
goc-thac-mac-phau-thuat-thoat-vi-thanh-bung-la-gi 3.jpg
Khi cơ thể đã phục hồi bạn có thể quay lại chế độ ăn uống bình thường

Vết mổ

  • Giữ vết mổ sạch sẽ, khô ráo: Thay băng gạc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • Theo dõi tình trạng vết mổ: Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng đỏ, chảy máu, đau nhức…, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Tái khám

  • Kiểm tra vết mổ trước khi xuất viện: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng vết mổ và hướng dẫn bạn cách chăm sóc tại nhà.
  • Tái khám định kỳ: 1 đến 2 tuần sau xuất viện hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để dễ dàng theo dõi quá trình hồi phục và bảo đảm sẽ không có biến chứng xảy ra.

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống, vận động, sử dụng thuốc…, sau phẫu thuật. Hãy tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn này để đảm bảo an toàn và phục hồi nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin về phẫu thuật thoát vị thành bụng cũng như cách phục hồi sau phẫu thuật mà bạn có thể tham khảo. Chăm sóc bản thân chu đáo sau phẫu thuật là chìa khóa giúp bạn hồi phục nhanh chóng và an toàn, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.