Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đo áp lực ổ bụng là phương pháp y khoa nhằm theo giõi và đánh giá áp lực ổ bụng trong một số bệnh lý như viêm tụy cấp, cổ chướng, suy gan, suy hô hấp cấp, sau phẫu thuật đóng kín ổ bụng,... gây tăng áp lực ổ bụng. Vậy có những phương pháp đo áp lực ổ bụng nào? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tăng áp lực ổ bụng và hội chứng tăng áp lực ổ bụng có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm suy tim, rối loạn chức năng hô hấp và suy thận. Những hậu quả này làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân. Chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng tăng áp lực ổ bụng giúp ngăn ngừa diễn tiến và nguy cơ biến chứng nặng. Vậy làm thế nào để đo áp lực ổ bụng?
Áp lực ổ bụng (Intra-abdominal Pressure - IAP) được định nghĩa là áp lực cân bằng động trong khoang bụng. Áp lực này tăng lên khi hít vào và giảm khi thở ra, với giá trị bình thường dao động từ 0 đến 5 mmHg (tương đương 0 đến 7 cmH2O). Tuy nhiên, ở những người béo phì, giá trị này có thể cao hơn.
Áp lực tưới máu bụng (Abdominal Perfusion Pressure - APP) là hiệu số giữa huyết áp trung bình động mạch (Mean Arterial Pressure - MAP) và áp lực ổ bụng (IAP). Công thức tính như sau:
Theo Hiệp hội Khoang bụng Thế giới, tăng áp lực ổ bụng (Intra-abdominal Hypertension - IAH) được định nghĩa là khi giá trị của áp lực ổ bụng ≥ 16 cmH2O trong ít nhất hai lần đo cách nhau 12 giờ.
Áp lực bàng quang (Bladder Pressure) được coi là một chỉ số phản ánh áp lực ổ bụng và được đo thông qua ống thông vào đường tiểu, với đơn vị đo là mmHg.
Tăng áp lực ổ bụng và hội chứng tăng áp lực ổ bụng là những tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, suy hô hấp và suy thận. Khi áp lực trong khoang bụng vượt quá mức bình thường, các cơ quan bên trong không thể hoạt động bình thường, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tăng nguy cơ tử vong.
Chính vì vậy, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Có hai phương pháp chính để đo áp lực ổ bụng: Đo trực tiếp và đo gián tiếp.
Phương pháp này đo áp lực trực tiếp trong khoang phúc mạc thông qua việc sử dụng kim hoặc ống thông. Đây là cách đo chính xác nhất, tuy nhiên, nó cũng đi kèm với nhiều biến chứng tiềm ẩn như chảy máu, nhiễm trùng và thủng tạng. Do những rủi ro này, kỹ thuật đo trực tiếp thường không được sử dụng thường quy trong lâm sàng.
Đây là phương pháp phổ biến nhất do an toàn và dễ thực hiện. Áp lực bàng quang phản ánh chính xác áp lực ổ bụng. Để thực hiện, người ta sử dụng ống thông tiểu để đo áp lực bên trong bàng quang. Kỹ thuật này giảm thiểu nguy cơ biến chứng và có thể được áp dụng thường xuyên trong lâm sàng.
Ngoài hai phương pháp chính trên, còn có một số phương pháp đo khác, bao gồm:
Việc đo áp lực ổ bụng là một kỹ thuật quan trọng trong việc đánh giá và kiểm soát các bệnh lý liên quan đến tăng áp lực ổ bụng. Mỗi phương pháp đo có ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó, lựa chọn phương pháp phù hợp cần dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân cũng như các yếu tố lâm sàng liên quan.
Việc đo áp lực ổ bụng được thực hiện nhằm đánh giá và theo dõi áp lực trong khoang bụng trong một số bệnh lý có nguy cơ gây tăng áp lực ổ bụng:
Điều này thường xảy ra trong các trường hợp chấn thương nặng và bỏng nặng, khi áp lực trong khoang bụng giảm đột ngột. Suy hô hấp cấp và các ca phẫu thuật đóng kín ổ bụng cũng có thể gây ra tình trạng này. Đo áp lực ổ bụng trong những trường hợp này giúp theo dõi và điều chỉnh áp lực để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Khi bệnh nhân bị liệt dạ dày - ruột, tắc ruột hoặc bán tắc ruột, áp lực trong khoang bụng có thể tăng cao. Đo áp lực ổ bụng giúp theo dõi mức độ tắc nghẽn và hiệu quả của các biện pháp điều trị, đảm bảo áp lực không vượt quá mức an toàn.
Viêm tụy cấp là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tăng áp lực ổ bụng. Việc đo áp lực ổ bụng ở những bệnh nhân này giúp đánh giá mức độ viêm nhiễm và tổn thương, đồng thời hỗ trợ trong việc quản lý và điều trị hiệu quả.
Trong các trường hợp như cổ chướng hoặc suy gan, việc tăng thể tích trong khoang bụng có thể gây ra tăng áp lực. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi có tràn máu hoặc tràn khí trong phúc mạc. Đo áp lực ổ bụng giúp theo dõi sự tiến triển của bệnh và hiệu quả của các biện pháp can thiệp.
Ngoài các trường hợp trên, đo áp lực ổ bụng còn được chỉ định trong nhiều tình huống lâm sàng khác nhằm đánh giá tình trạng bệnh nhân một cách toàn diện. Đặc biệt, trong các ca có dấu hiệu tăng áp lực ổ bụng mà nguyên nhân không rõ ràng, việc đo áp lực là cần thiết để xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Hy bọng qua nội dung bài viết bạn đọc đã có thêm thông tin về các phương pháp đo áp lực ổ bụng. Đo áp lực ổ bụng là một phương pháp quan trọng trong việc theo dõi và kiểm soát các bệnh lý có nguy cơ gây tăng áp lực ổ bụng. Nó không chỉ giúp đánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân mà còn hỗ trợ các bác sĩ trong việc đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.