Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Gợi ý cách xông hơi giải cảm bằng dầu gió hiệu quả tại nhà

Ngày 18/07/2022
Kích thước chữ

Xông hơi, sử dụng dầu gió là những phương pháp phổ biến để điều trị cảm lạnh, cảm cúm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách kết hợp hai phương pháp này một cách chính xác. Hôm nay, nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn bí quyết xông hơi giải cảm bằng dầu gió.

Xông hơi bằng dầu gió từ lâu đã được sử dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh và cảm cúm. Mặc dù là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong dân gian nhưng không phải ai cũng biết khi nào nên và không nên xông hơi để trị cảm lạnh.

Tác dụng của xông hơi bằng dầu gió

Thời tiết lạnh giá là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút phát triển, gây ra các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm. Khi bị nhiễm virus, xông hơi là biện pháp được áp dụng để giảm các triệu chứng cũng như cảm giác khó chịu của bệnh nhân. Một số lợi ích của xông hơi bằng dầu gió bao gồm:

  • Hơi nóng bốc lên từ nồi xông giúp làm giãn nở mạch máu ngoại vi, kích thích tuần hoàn máu và kích thích tuyến mồ hôi đào thải độc tố trong cơ thể. Theo Đông y, các khí hư gây bệnh như cảm lạnh, phong hàn, trúng gió có thể được tống ra ngoài qua đường mồ hôi, do đó có tác dụng chữa cảm lạnh.
  • Quá trình xông hơi sẽ giúp bạn thư giãn cơ thể, tiêu viêm, giảm đau đầu,...
Gợi ý cách xông hơi giải cảm bằng dầu gió hiệu quả tại nhà 1 Quá trình xông hơi sẽ giúp bạn thư giãn cơ thể, tiêu viêm, giảm đau đầu,...

Gợi ý cách xông hơi giải cảm bằng dầu gió

Chuẩn bị:

  • Chuẩn bị 1 lọ dầu khuynh diệp OPC hoặc dầu gió. Sản phẩm có thể tìm thấy ở khắp các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • 300 ml nước đã được đun sôi.
  • 1 chiếc bát thủy tinh để đựng nước.

Cách thực hiện:

  • Trước khi tiến hành xông hơi bằng dầu, bạn phải vệ sinh mũi họng thật sạch sẽ bằng nước muối.
  • Sau đó đổ nước đun sôi vào bát thủy tinh.
  • Nhỏ vài giọt dầu vào bát nước sôi. Nếu đây là lần đầu tiên bạn xông hơi để giải cảm bằng dầu gió, bạn chỉ nên dùng 2 - 3 giọt thôi nhé!
  • Cúi người xuống và đưa mặt sát vào bát thủy tinh (lưu ý không nên cúi sát quá vì dễ bị bỏng). Hít sâu hơi nước từ bát thủy tinh qua mũi và miệng trong 15 - 20 phút.

Đối tượng không nên thực hiện phương pháp này

Mặc dù xông hơi bằng dầu gió không phải là phương pháp xa lạ với chúng ta nhưng vẫn cần lưu ý một số đối tượng không nên xông hơi như:

  • Những người sốt cao, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy gây mất nước, người mất máu không nên xông hơi.
  • Người huyết áp cao hay huyết áp thường dao động, bệnh tim mạch, người gầy yếu, người vừa ốm dậy không nên xông hơi.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang hành kinh.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh nặng về da liễu cũng không nên xông hơi.
  • Không xông hơi cho người bị cảm nắng, đang mệt mỏi, buồn nôn.

Gợi ý cách xông hơi giải cảm bằng dầu gió hiệu quả tại nhà 3

Một số đối tượng không nên xông hơi như người bị cao huyết áp

Một số lưu ý khi xông hơi bằng dầu gió

Tác dụng của xông hơi bằng dầu gió là rất rõ ràng, tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên quá phụ thuộc hay trở nên lạm dụng vào xông hơi bằng dầu gió để giải cảm.
  • Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa trước khi bắt đầu quá trình xông hơi.
  • Người huyết áp cao, sốt cao, mới ốm dậy, ra nhiều mồ hôi cũng không nên xông hơi bằng dầu gió vì loại dầu này có tác dụng phụ là hạ nhiệt độ cơ thể và tăng tiết mồ hôi.
  • Nên chọn loại dầu gió có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng để đạt hiệu quả cao trong quá trình xông hơi.
  • Loại dầu gió có tinh chất bạc hà không dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Trẻ em dưới 2 tuổi cũng không nên dùng dầu gió để giải cảm.
  • Không sử dụng dầu quá 4 lần trong cùng một ngày.

Những nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng dầu gió không đúng cách

Gây xung huyết da

Methyl salicylate là một chất lỏng thẩm thấu giúp giảm đau, chống tê, đau nhức khớp và cơ. Nhưng nếu dùng nhiều, methyl salicylate sẽ làm da bị phồng rộp khi gặp nước nóng (có thể gây rối loạn nhiệt độ khi cọ xát trên diện rộng, toàn thân), gây xung huyết da. Bởi vậy dầu gió chỉ nên được dùng làm thuốc bôi ngoài, xoa bóp; không dùng để uống và bôi lên vết thương hở.

Gợi ý cách xông hơi giải cảm bằng dầu gió hiệu quả tại nhà 4 Hoạt chất trong dầu gió có thể làm da bị phồng rộp khi gặp nước nóng

Dầu gió gây hại cho hệ hô hấp

Dầu gió được chiết xuất từ ​​tinh dầu thảo mộc thiên nhiên như khuynh diệp, hồi, quế, long não. Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, chống xung huyết, giảm phù nề, làm cho tinh thần sảng khoái. Do đó, nó được sử dụng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, ngứa và các bệnh ngoài da. Ngoài ra, dầu gió còn giúp thông mũi và có một số công dụng, tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức, đặc tính kích thích của tinh dầu sẽ khiến niêm mạc mũi họng bị rách, gây tổn thương hệ hô hấp.

Dầu gió gây ngộ độc

Trong thành phần của dầu gió có chứa eucalyptol và long não, đặc biệt long não rất độc đối với trẻ em nếu sử dụng không đúng quy trình, trẻ bị trầy xước hấp thụ vào cơ thể hoặc vô tình nuốt phải lượng lớn (khoảng 1g) gây tổn thương đến hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.

Theo các chuyên gia, lượng long não cho phép trong chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3-11%. Khi bị nhiễm độc, long não có thể gây ra tác hại với các triệu chứng xuất hiện trong vòng 5 đến 90 phút sau khi tiếp xúc, tùy thuộc vào lượng dầu nhiều hay ít. Biểu hiện đầu tiên là nóng rát ở miệng, hầu, buồn nôn, nôn, sau đó là co giật, hôn mê và suy hô hấp cấp.

Nguy hiểm hơn nếu không cứu chữa kịp thời, bệnh nhân hoàn toàn có thể tử vong. Sau khi sử dụng hoặc phát hiện bé có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ ngộ độc, gia đình nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất càng sớm càng tốt.

>> Ngoài ra, có thể dùng Viên Xông Hương Tràm để xông trị cảm cúm, sát trùng mũi, họng hoặc dùng trong xông hơi Sauna!

Gợi ý cách xông hơi giải cảm bằng dầu gió hiệu quả tại nhà 5 Nếu nghi ngờ trẻ đã bị ngộ độc, gia đình nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất càng sớm càng tốt

Tóm lại, xông hơi bằng dầu gió là một phương pháp đã được áp dụng từ lâu trong việc phòng và điều trị các bệnh cảm cúm. Để  xông hơi có tác dụng tối đa đến cơ thể, cần thực hiện đúng cách và luôn có người hỗ trợ khi xông hơi giải cảm bằng dầu gió để xử lý nhanh chóng nếu có triệu chứng bất thường xảy ra.

Nga Linh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin