Hạ đường huyết là bệnh thường gặp ở rất nhiều người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên hạ đường huyết kéo dài có nguy hiểm không thì không phải ai cũng biết.
Hạ đường huyết là gì?
Đường là dưỡng chất cung cấp nguồn năng lượng vô cùng quan trọng cho cơ thể, nhất là cho tế bào hồng huyết cầu và não. Loại đường chính ở trong máu là glucose, được cung cấp bởi chất dinh dưỡng carbohydrate.
Lượng đường trung bình trong máu là 70md/dl. Khi lượng đường trong máu dưới mức độ này thì khi đó bạn sẽ ở trong tình trạng hạ đường huyết.
Hạ đường huyết là khi mức độ đường trong máu < 70md/dl.
Hạ đường huyết kéo dài có nguy hiểm không
Lượng đường trong máu thấp có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Biểu hiện của hạ đường huyết ban đầu người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, bủn rủn tay chân, đổ mồ hôi lạnh, ruột gan cồn cào, tim và mạch đập nhanh, huyết áp có sự tăng nhẹ.
Khi bệnh trở nên nặng hơn thì sẽ biểu hiện ở những cơn co giật và hôn mê. Đây là tình trạng nặng của hạ đường huyết, có thể sẽ xuất hiện đột ngột nhưng thường ít khi gặp, xuất hiện sau các triệu chứng đã báo trước mà không được kịp thời điều trị.
Khi hôn mê bệnh nhân thường hôn mê sâu, phản xạ nuốt rất kém hoặc mất đi gây ra tình trạng sặc dịch vị, dịch hầu họng, thức ăn… vào trong phổi dẫn đến viêm phổi hay suy hô hấp nặng, có khả năng tử vong.
Ngay khi bệnh nhân đã điều trị tích cực thì vẫn có thể để lại các di chứng về thần kinh sau hôn mê hoặc do não thiếu oxy quá lâu như đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, thậm chí rơi vào đời sống thực vật.
Bị hạ đường huyết kéo dài có thể gây ra những vấn đề vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và có thể tử vong. Tốt nhất bạn nên đi đến cơ sở y tế để được tư vấn nếu tình trạng hạ đường huyết diễn ra liên tục và kéo dài.
Phải làm gì khi bị hạ đường huyết?
Khi bị hạ đường huyết nên ăn ngay một viên kẹo, một miếng bánh hay uống một ly nước cam, hoặc nước pha đường để giúp lượng đường trong máu bình thường trở lại. Tốt nhất với những bệnh nhân đái tháo đường nên mang trong mình vài viên kẹo hay miếng bánh ngọt để dùng khi cần.
Nên bổ sung thêm đường vào cơ thể khi bị hạ đường huyết.
Nếu các biểu hiện của hạ đường huyết xảy ra thường xuyên thì bạn cần khám bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị hợp lí.
Những bệnh nhân tiểu đường thường hay lo sợ đường huyết tăng. Nhiều người còn nhịn ăn cả cơm để tránh việc tăng đường huyết. Việc làm này là vô cùng nguy hiểm, dù bạn có bị tăng đường huyết thì nguy cơ đường huyết giảm đột ngột cũng rất cao. Do đó để ngăn ngừa hạ đường huyết hiệu quả, người bệnh cần chú ý những điều dưới đây:
- Tuân thủ và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về quá trình dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người đái tháo đường. Không nên ăn kiêng quá mức.
- Cần xây dựng chế độ tập luyện hợp lí và thường xuyên theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo có sức khỏe tốt.
- Nên kiểm tra đường huyết một cách thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự kiểm tra tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Nên có chế độ tập luyện hợp lí.
Việc phòng ngừa hạ đường huyết chỉ cần một vài cách đơn giản nhưng nếu bạn chủ quan thì sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin, cách phòng ngừa hạ đường huyết kéo dài. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.
Nguyễn Hồng