Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạ đường huyết là bệnh nhiều người gặp phải nhưng lại chủ quan khiến bệnh nặng hơn. Vậy, hạ đường huyết truyền gì khi bệnh nặng để điều trị kịp thời cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm.
Hạ đường huyết là hiện tượng lượng đường (glucose) trong máu xuống mức quá thấp. Đường hấp thụ vào cơ thể qua các thức ăn có nhiều carbohydrate sau đó được tích trữ trong gan và mô dưới dạng glycogen và sẽ phân hóa thành glucose hấp thụ vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Cơ thể kiểm soát đường huyết thông qua một loại hormone được tiết ra từ tuyến tụy có tên là insulin, hormone này có chức năng điều tiết đường trong máu bằng sự chuyển hóa glucose cho tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết.
Ngoài ra, một loại hormone khác cũng có vai trò điều tiết đường trong máu là glucagon. Khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm gây hạ đường huyết.
Các dấu hiệu hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân và được phân ra các mức độ khác nhau. Theo dõi các biểu hiện sau để biết khi bệnh nhẹ nên làm gì, cũng khi nặng thì hạ đường huyết truyền gì.
Nhẹ: Bệnh nhân tỉnh, có biểu hiện cường giao cảm như run tay, cồn cào, hoa mắt, nhịp tim nhanh, trống ngực, vã mồ hôi. Mức đường huyết thường từ 3,3 - 3,6 mmol/L (59 - 65mg/dl).
Trung bình: Bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng có biểu hiện thần kinh như nhìn mờ, giảm khả năng tập trung, lơ mơ, có thể rối loạn định hướng. Mức đường huyết thường từ 2,8 - 3,3mmol/L (50 - 59mg/dl).
Nặng: Bệnh nhân có thể mất định hướng, cơn loạn thần, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê. Mức đường huyết thường dưới 2,8 mmol/L (<50mg/dl).
Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết như đã mô tả ở trên, người bệnh cần ngừng ngay các thuốc nghi ngờ liên quan đến hạ đường huyết.
Mức độ nhẹ và trung bình
Có thể chữa bệnh hạ đường huyết tại nhà bằng cách cho uống ngay nước đường hoặc các thức uống chứa đường (glucose, saccarose). Không dùng loại đường hóa học dành riêng cho người đái tháo đường. Sau đó cho bệnh nhân ăn ngay (bánh ngọt, sữa...).
Nếu không đỡ hơn nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh:
Cần uống tối thiểu 15g đường (3 miếng đường hoặc 3 thìa cà phê đường pha trong 100ml nước) hoặc 100 - 150ml nước ngọt (cocacola, nước hoa quả), 100g đường/lít nước.
Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng
Khi bệnh nhân đã có những biểu hiện hạ đường huyết nặng, thì phác đồ điều trị sẽ do bác sĩ quyết định bằng việc hạ đường huyết truyền gì, tiêm gì:
Tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 - 30% (40 - 60ml), có thể nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh. Khi tiêm cần tiêm rất chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10 - 15%. Tiêm glucose tĩnh mạch đồng thời cũng là test chẩn đoán có giá trị lớn, các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì. Cũng có thể tiêm glucagon (tiêm bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự). Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể tự khỏi không để lại di chứng gì.
Truyền Dextrose tĩnh mạch được chỉ định trong điều trị hạ đường huyết nặng, ở bệnh nhân có rối loạn ý thức và không dùng đường miệng được. Khởi đầu tiêm bolus 20 - 50 mL Dextrose 50%, sau đó truyền tĩnh mạch Dextrose 5% (hay 10%) để duy trì đường máu trên 100mg/dL. Cần truyền tĩnh mạch kéo dài và theo dõi sát ở bệnh nhân quá liều SFU, bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân có suy giảm tiết hormone đối nghịch.
Hường
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.