Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hen suyễn có lây không? 5 cách phòng ngừa bệnh hen suyễn

Ngày 12/10/2022
Kích thước chữ

Hen suyễn là bệnh phổ biến vào mùa lạnh ở mọi lứa tuổi, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Vậy, hen suyễn có lây không và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?

Muốn biết bệnh hen suyễn có lây không bạn cần tìm hiểu hen suyễn là gì, nguyên nhân, triệu chứng, từ đó có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có lời giải đáp cho những thắc mắc trên nhé. 

Tìm hiểu về bệnh hen suyễn

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn có lây không? 5 cách phòng ngừa bệnh hen suyễn 1 Muốn biết hen suyễn có lây không, bạn cần tìm hiểu hen suyễn là gì, nguyên nhân do đâu.

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp với biểu hiện đặc trưng là tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Phế quản của người bệnh vốn đã rất nhạy cảm, khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích sẽ  phản ứng rất mạnh, dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như khó thở, nặng ngực, khò khè, ho. Cơn hen phế quản sẽ biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân và tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản.

Thông thường, không thể chữa khỏi bệnh hen suyễn thường nhưng có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnh và tùy vào sự tuân thủ quá trình điều trị của bệnh nhân.

Các yếu tố nguy cơ gây cơn hen suyễn

Để biết hen suyễn có lây không, bạn nên tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh. Các cơn hen suyễn có thể bị bộc phát do nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau sau đây:

  • Các chất gây dị ứng: Những chất có trong không khí (khói thuốc lá, mạt bụi, phấn hoa và lông động vật) hoặc từ các loại thực phẩm (thịt gà, đậu phộng, sữa và một số loại hải sản). Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây dị ứng dẫn đến hen.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn đường mũi – họng: Bạn có thể bị hen khi mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan.
  • Các yếu tố tâm lý: Căng thẳng quá mức, chấn thương tâm lý, rối loạn tình dục.
  • Các yếu tố hóa học – vật lý: Bụi kim loại, mùi nước sơn, khói xăng dầu.

Biểu hiện của bệnh hen suyễn

Ho

Biểu hiện thường gặp nhất ở hen phế quản, đặc biệt là ở trẻ em là ho. Khi bị hen phế quản người bệnh thường ho khan, sau khi ho có khạc đờm trắng, dính.

Tức ngực

Người bệnh ho nhiều khi bị hen phế quản, đôi lúc phải dùng hết sức để đẩy không khí ra ngoài làm biến dạng và tổn thương lồng ngực dẫn đến triệu chứng tức ngực hay nặng ngực.

Khó thở

Khi lên cơn hen phế quản ở phổi sẽ diễn ra hai hiện tượng trái ngược nhau là các phế nang giãn ra trong khi các phế quản nhỏ thì co thắt khiến người bệnh hít vào đã khó và thở ra lại khó hơn.

Hen suyễn có lây không? 5 cách phòng ngừa bệnh hen suyễn 2 Tức ngực, khó thở là triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn

Khò khè

Bệnh hen phế quản ở trẻ gây khó thở, thở khò khè do phế quản của trẻ bị tổn thương, lồng ngực biến dạng.

Biến chứng của bệnh hen suyễn

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển thành các biến chứng nặng, nguy hiểm tính mạng như sau:

  • Người bệnh hen mãn tính, nặng thường gặp khí phế thũng, tâm phế mạn tính.
  • Lồng ngực bị biến dạng hay mắc suy hô hấp mạn tính.
  • Trẻ em có thể bị xẹp phổi, chiếm tỷ lệ 30%.
  • 5% bệnh nhân hen suyễn có thể bị tràn khí màng phổi nên dễ chẩn đoán nhầm với tràn khí màng phổi hai bên khiến người bệnh gặp nguy cơ tử vong cao.
  • Dùng thuốc corticoid kéo dài có thể gặp hội chứng giả cushing.

Hen suyễn có lây không?

Hen suyễn hoàn toàn không lây do đây là một bệnh mạn tính của phế quản, không do virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh đặc trưng do phản ứng tắc nghẽn phế quản gây hẹp đường hô hấp có hồi phục do bị kích thích khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, các kích thích về mặt cảm xúc, hoạt động thể thao... 

Trong đó, hen phế quản dị ứng là phổ biến nhất. Có rất nhiều tác nhân gây hen phế quản dị ứng như bụi trong nhà, phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc hay một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, trứng, cá…

Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi hen suyễn có lây không là hoàn toàn không lây nhưng bệnh lại mang yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ hay cả bố và mẹ mắc hen phế quản thì con sẽ có cơ địa dị ứng và nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn 33% so với những người khác.

Ngoài tính di truyền, có nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc hen suyễn bao gồm: Tiền sử dị ứng, béo phì, hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hen

Trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn, cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh cần phát hiện và điều trị bệnh hen suyễn sớm ở giai đoạn đầu mới kiểm soát được bệnh và không làm bệnh phát triển nặng thêm. 

Để hạn chế tối đa những triệu chứng mà bệnh gây ra, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây:

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Hen suyễn có lây không? 5 cách phòng ngừa bệnh hen suyễn 3 Một số loại thuốc có thể gây bệnh hen suyễn nếu người bệnh không uống đúng cách

Một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,... thậm chí cả thuốc nhỏ mắt có thể gây bệnh hen suyễn nếu người bệnh không dùng thuốc đúng cách và không theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.

Tránh tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng

Bạn nên tránh các tác nhân thường gây ra bệnh hen suyễn như khói thuốc, ẩm mốc, mạt nhà, cây trồng và phấn hoa, hóa chất, vật nuôi, một số loại thức ăn dễ gây dị ứng… 

Ăn uống lành mạnh 

Để có sức khỏe tốt, bạn nên xây dựng thực đơn hàng ngày đảm bảo cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất xơ, chất béo... Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh… nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa hiệu quả. 

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Một trong những tác nhân dễ gây ra các bệnh đường hô hấp và những đợt hen suyễn cấp là không khí lạnh, vì thế bạn cần giữ ấm cho cơ thể. 

Thực hiện tầm soát hen

Để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn, bạn cần thực hiện tầm soát hen để kiểm tra tình trạng hệ hô hấp.

Bệnh hen suyễn không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây, tuy nhiên bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các tác nhân gây dị ứng và thăm khám sức khỏe thường xuyên.

Quỳnh Trang

Nguốn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin