Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hiện tượng mộng du có nguy hiểm không?

Ngày 25/12/2022
Kích thước chữ

Khi thấy một người có hành động lạ vào buổi đêm như đi lại xung quanh nhà, đi lang thang trong vô thức với đôi mắt nhắm nghiền thì rất có thể họ đã rơi vào mộng du. Vậy, mộng du có nguy hiểm không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

Khi nhìn thấy một người bị mộng du sẽ cho ta có cảm giác hơi sợ hãi, vì họ hành động trong vô thức. Hiểu biết đúng về tình trạng này cũng như mức độ nguy hiểm của mộng du sẽ giúp chúng ta tránh được những tình huống nguy hiểm không đáng có.

Hiểu đúng về mộng du

Mộng du có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi giới tính, chủ yếu là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về tình trạng này vì bản chất của mộng du là vô hại.

Mộng du là gì?

Mộng du là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường xảy ra khi bạn đang trong trạng thái ngủ sâu, khi đó bạn sẽ rơi vào mộng du và thực hiện những hành vi kỳ quái trong vô thức. Như đã nói, hiện tượng mộng du ở trẻ em xuất hiện nhiều hơn ở người lớn, thường hay gặp ở người bị thiếu ngủ. Khi ở trong trạng thái mộng du, bạn vẫn đang trong trạng thái ngủ sâu nên bạn sẽ không nhớ những gì mình đã thực hiện vào đêm trước đó.

Hiện tượng mộng du có nguy hiểm không? 1

Mộng du về bản chất không nguy hiểm

Theo nghiên cứu, hiện tượng mộng du bản chất là vô hại nhưng nó là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn tự gây tổn thương cho chính mình. Trong một số ít trường hợp, người bị mộng du nặng có thể tự đi ra khỏi nhà hay trèo ra ngoài cửa sổ.

Vì sao bạn bị mộng du?

Chưa có một nguyên nhân cụ thể nào được công bố là nguyên nhân chính dẫn đến mộng du. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố liên quan có thể khiến bạn bị mộng du. Yếu tố di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu người thân của bạn bị mộng du thì bạn sẽ có tỷ lệ bị mộng du cao hơn người khác gấp 10 lần. Ngoài ra, hiện tượng mộng du cũng có thể bắt nguồn từ việc:

  • Bạn bị căng thẳng.
  • Uống nhiều rượu.
  • Thiếu ngủ, không có giờ ngủ cố định.
  • Sử dụng thuốc an thần hay một số loại thuốc kháng histamine.

Ngoài ra, một số căn bệnh dưới đây cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn bị mộng du như: Sốt, động kinh, suyễn về đêm, rối loạn nhịp tim, chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không nghỉ, rối loạn đa nhân cách, rối loạn căng thẳng hậu sang chấn,...

Mộng du có nguy hiểm không?

Có thể thấy rằng, hiện tượng mộng du về bản chất không hề nguy hiểm. Tuy nhiên, do bạn thực hiện hành vi như đi lại trong vô thức, không thể nhận biết được mọi thứ xung quanh khi mộng du nên có thể sẽ gây tổn thương cho chính mình và những người xung quanh nếu tình trạng mộng du nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị và ngăn ngừa mộng

Để ngăn chặn sự nguy hiểm và điều trị chứng mộng du, bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh kết hợp với tập các thói quen ngủ lành mạnh.

Điều trị bệnh lý dẫn đến chứng mộng du

Mộng du có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý, vì vậy để trị chứng mộng du bạn cần điều trị triệt để những bệnh lý này như: Trị bệnh ngưng thở khi ngủ, trị trào ngược dạ dày thực quản, co giật, trị hội chứng chân không yên,...

Đặc biệt, nếu người bị mộng du có những hành động nguy hiểm, tự làm thương bản thân hoặc người thân, gây buồn ngủ, thiếu tỉnh táo vào ban ngày thì bác sĩ có thể sẽ kê đơn một số loại thuốc điều trị. Một số thuốc thường dùng như: Clonazepam, Estazolam, Trazodone… Có thể ngưng dùng thuốc sau vài tuần điều trị hoặc khi mộng du không còn tái phát.

Hiện tượng mộng du có nguy hiểm không? 2

Có thể dùng thuốc để điều trị các bệnh lý dẫn đến mộng du

Áp dụng kỹ thuật thư giãn, hình ảnh tinh thần và đánh thức dự đoán

Đây là những phương pháp được ưu tiên dùng trong điều trị mộng du lâu dài bởi chúng ít gây tác dụng phụ cho sức khỏe người bệnh và giúp hình thành thói quen ngủ tốt.

Phương pháp đánh thức dự đoán: Đánh thức người mắc bệnh trước thời điểm của cơn mộng du, thông thường trước 15 - 20 phút. Trong khoảng thời gian của cơn mộng du bình thường, người bệnh cần giữ cho tỉnh táo và sau đó có thể ngủ bình thường trở lại. Đây cũng là phương pháp được khuyến khích áp dụng để giảm tình trạng mộng du.

Kỹ thuật thư giãn và hình ảnh tinh thần: Phương pháp này được thực hiện bởi các nhà trị liệu hành vi hoặc thôi miên, chúng sẽ tác động đến tinh thần của người bệnh để cải thiện chứng mộng du. Trong suốt quá trình điều trị, chuyên gia sẽ theo dõi để thay đổi điều trị nếu kết quả điều trị không khả quan.

Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng mộng du

Các biện pháp cải thiện giấc ngủ dưới đây có thể giảm chứng mộng du cũng như hậu quả của chúng gây ra như sau:

  • Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, tránh ngủ quá khuya và thời gian ngủ quá ít kéo dài.
  • Thư giãn tinh thần trước khi ngủ: Tắm nước ấm, ngâm chân, massage chân, nghe nhạc, trò chuyện với người thân, hạn chế dùng thiết bị điện tử kéo dài trước khi ngủ.
  • Tạo bầu không khí thoải mái, thoáng mát khi ngủ, loại bỏ những vật dụng có thể gây nguy hiểm xung quanh.

Hiện tượng mộng du có nguy hiểm không? 3

Ngâm chân trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

Khi chứng mộng du gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của người bệnh và người xung quanh, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để hỗ trợ điều trị. Câu trả lời cho vấn đề mộng du có nguy hiểm không là không nhưng nếu bệnh kéo dài và trở nên nghiêm trọng sẽ khiến người bệnh tự tổn thương chính mình và gây hại cho những người xung quanh. Lúc này cần nhanh chóng an thiệp y khoa và có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa để điều trị hiệu quả.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin