Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhận biết dấu hiệu đau khớp tay sớm sẽ giúp việc điều trị trở nên đơn và hiệu quả hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết hiện tượng đau khớp một cách nhanh chóng.
Dấu hiệu đau khớp tay xảy ra do yếu tố bệnh lý hay các tác động từ ngoại cảnh khi con người hoạt động. Đau khớp tay gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến sự vận động trở nên khó khăn hơn.
Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu đau khớp tay, việc nắm được khái niệm bệnh sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn. Đau khớp tay biểu hiện là những cơ đau, sưng khớp, cứng khớp. Được biết, khớp tay là tổ hợp các khớp phức tạp, hình thành từ nhiều mô sụn và bao quanh bởi hệ thống thần kinh và dây chằng. Từ đó, giúp khớp vững chắc, vận động linh hoạt.
Khi bị đau khớp, khả năng vận động sẽ bị tác động. Hiện tượng này xảy ra vào ban đêm, khiến cho người bệnh khó ngủ, thậm chí mất ngủ. Hệ quả là trạng thái mệt mỏi, lừ đừ vào sáng hôm sau.
Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh đau khớp ở tay, sẽ có những dấu hiệu khác nhau.
Đây là dấu hiệu chính khi bị bệnh. Lúc đầu cơn đau chỉ thoáng qua ở các khớp tay, và sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Mức độ đau khớp tăng lên khi thực hiện các động tác vận động nặng (cầm nắm, mang vác vật nặng...) và giảm dần khi nghỉ ngơi.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các cơn đau xảy ra liên tục, xuất hiện ngay cả khi tay nghỉ ngơi, không hoạt động. Lúc này, cơn đau sẽ chuyển từ trạng thái âm ỉ sang tê bốt, sưng nóng và có thể lan ra ngoài vùng khớp.
Tình trạng này khiến bạn gặp khó khăn khi chuyển động tay. Cứng khớp đi kèm với đau khớp hoặc sưng khớp. Bệnh thường xảy ra vào buổi sáng khi người bệnh ngủ dậy, thuyên giảm dần trong ngày hoặc khi bắt đầu thực hiện hoạt động nào đó.
Khi các mô xung quanh khớp bị tổn thương do chấn thương, cơ thể sẽ phản ứng lại với các kích ứng, gây nên tình trạng sưng, nóng khớp. Vùng da xung quanh khớp bị sưng tấy và có cảm giác mềm khi chạm vào.
Tình trạng đau khớp, cứng khớp xảy ra thường xuyên khiến cho khớp mất dần khả năng vận động, gây yếu khớp. Triệu chứng biểu hiện rõ rệt nhất thông qua các hành động: Khó khăn khi cầm nắm đồ vật, khó vận động các khớp khi thực hiện động tác giơ tay, dễ bị rơi khi cầm nắm các vật nặng…
Mức độ yếu khớp tăng dần theo thời gian và mức độ của bệnh. Lâu dần, các khớp tay sẽ bị tê cứng, dẫn đến bại liệt.
Tình trạng đau khớp nếu không được điều trị sẽ khiến cho các mô sụn bị bào mòn. Theo thời gian, các đầu xương bị lộ ra ngoài, gây đau nhức dữ dội, tình trạng sưng viêm xuất hiện, gây biến dạng khớp.
Bệnh đau khớp tay có thể xảy ra ở bất kỳ đối thượng nào. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố dẫn đến khả năng đau khớp xuất hiện nhanh hơn:
Độ tuổi
Tuổi càng cao, tình trạng thoái hóa bắt đầu xuất hiện dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Giới tính
Theo nghiên cứu khoa học, tỷ lệ nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao gấp 3 lần nam giới.
Các chấn thương
Nếu bạn đã từng bị chấn thương ở tay, các di chứng sau khi khỏi có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng đau khớp tay.
Di truyền
Nếu gia đình có người thân (bố, mẹ, anh, chị, ông, bà… ) có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp, thì nguy cơ cao bạn cũng bị mắc căn bệnh này.
Tính chất công việc
Một số công việc đặc thù như: Thợ may, nhân viên văn phòng, thợ mộc, họa sĩ… với công việc thường xuyên sử dụng tay, cũng có nguy cơ bị các bệnh về xương khớp.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chủ yếu điều trị tại nhà bằng cách uống thuốc, tập các bài tập hỗ trợ, kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học. Với những trường hợp đau khớp tay do chấn thương, cơn đau có thể biến mất khi bệnh nhân hạn chế những thói quen xấu và hạn chế cử động vùng khớp bị tổn thương.
Việc kết hợp song song giữa uống thuốc và luyện tập các bài tập giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn.
Bài tập uốn khớp ngón tay
Người bệnh duỗi bàn tay song song với mặt bàn. Sau đó, uốn cong hết cỡ các ngón tay, rồi tiếp tục duỗi thẳng về tư thế ban đầu. Thực hiện bài tập 5 – 10 lần trong ngày.
Bài tập nắm đấm
Đầu tiên, người bệnh co các ngón tay vào trong lòng bàn tay tạo thành hình nắm đấm. Sau đó, từ từ duỗi tay ra, thực hiện trong khoảng 30 - 1 phút. Tiếp tục với tay cong lại.
Bài tập chạm khẽ ngón tay
Người bệnh dùng ngón tay cái chạm lần lượt vào các ngón tay. Thực hiện động tác nhiều lần trong ngày.
Các loại thuốc được kê đơn chữa đau khớp tay là thuốc giảm đau dùng cho hầu hết các triệu chứng đau khớp. Bao gồm: Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm… Một số trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ sử dụng thuốc tiêm corticoid để điều trị.
Các phương pháp điều trị đau khớp tay theo Y học dân tộc được áp dụng khá phổ biến. Được bào chế từ nguyên liệu tự nhiên, bài thuốc dân gian là phương pháp lành tính, ít gây tác dụng phụ, giúp làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
Một số bài thuốc dân gian như: Ngải cứu rang muối, gừng rang muối, nước lá lốt, nước cây cỏ xước…
Trên đây là dấu hiệu đau khớp tay, đối tượng dễ mắc phải cũng như các phương pháp điều trị. Hy vọng thông tin có ích cho bạn đọc, để từ đó việc nhận biết và chữa trị bệnh trở nên đơn giản hơn.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.