Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hoa atiso đỏ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà lại dễ mua và giá rẻ. Nếu bạn chưa biết về công dụng của loại thảo dược này, thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
Ở nước ta, hoa atiso đỏ được dùng rất phổ biến vì nguyên liệu sẵn có trong nước, giá thành rẻ và tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về loại thảo dược được ví như “thần dược” này. Để từ đó bạn có thể sử dụng nó trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình.
Atiso đỏ còn được biết đến với tên gọi khác là cây bụp giấm, bụp chua, giền chua, hoa vô thường, cây rau chua,… Tên tiếng anh của atiso đỏ là hibiscus. Hoa atiso đỏ được cho là có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Bắc Phi. Cây Atiso đỏ thích hợp phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, cây không hề kén đất mà dễ dàng sinh trưởng ngay cả trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng.
Ở nước ta, atiso đỏ được trồng nhiều ở Đà Lạt, Sapa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam... Gọi là atiso đỏ nhưng hoa lại có màu trắng hoặc hồng. Người ta thu hoạch hoa atiso đỏ khi nó vẫn còn ở dạng búp chưa nở. Hoa có vị hơi chua, mùi nhạt, chua thanh đặc trưng, kích thích vị giác và tác động tích cực đến sức khỏe. Thảo dược này được dùng để bán tươi, chế biến làm trà, làm thuốc, làm mỹ phẩm…
Từ thời Ai Cập cổ đại, thảo được này đã được sử dụng trong việc điều trị các bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh và hạ sốt. Người dân các nước châu Phi từ lâu đã dùng hoa atiso đỏ để chữa viêm họng, sốt và bệnh tim. Người Iran dùng thảo dược này để chữa bệnh cao huyết áp. Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm ra nhiều lợi ích hơn nữa của loại thảo dược này. Điển hình như:
Các thử nghiệm cho thấy người bị cao huyết áp nếu uống trà pha từ thảo dược này mỗi ngày có thể giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Một trong những chất chống oxy hóa nổi bật trong loại hoa atiso này là Bioflavonoids. Nó có thể ngăn cản quá trình oxy hóa lipoprotein, từ đó giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Atiso đỏ có tác dụng kiểm soát lượng đường glucose trong máu. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu bệnh nhân tiểu đường uống trà atiso đỏ mỗi ngày 2 lần, duy trì trong 1 tháng sẽ giúp tăng lượng cholesterol tốt. Đồng thời, nó giúp giảm cholesterol xấu, triglycerid và cholesterol toàn phần. Nhờ đó có thể giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng giúp giảm chỉ số BMI (một chỉ số tỷ trọng dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể) của atiso đỏ. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh hiệu quả giảm cholesterol và triglycerid. Điều này giúp giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy kết quả chỉ cần sử dụng chiết xuất bông atiso đỏ trong 12 tuần có thể giảm đáng kể tình trạng gan nhiễm mỡ. Các nghiên cứu cũng cho thấy các hoạt chất trong bông atiso đỏ có thể giúp tăng lượng enzyme giúp gan chuyển hóa thuốc lên đến 65%. Nhờ đó, chức năng gan sẽ dần được cải thiện.
Polyphenol là một hợp chất với đặc tính chống ung thư mạnh có trong atiso đỏ. Hợp chất này có thể ức chế sự hình thành và xâm lấn của các tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh khả năng kiểm soát ung thư miệng, ung thư huyết tương, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt của thảo dược này.
Hoa atiso đỏ có chứa một lượng kháng sinh tự nhiên. Đây là lý do từ lâu nó đã được dùng để trị viêm họng, ho, cảm cúm và nhiều bệnh ốm vặt khác. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy tác dụng ức chế vi khuẩn E.coli và nhiều loại vi khuẩn khác.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa cực mạnh có tên anthocyanin trong thảo dược này cũng có mặt trong các phác đồ điều trị bệnh về mắt, ung thư, bệnh về phổi, bệnh xơ cứng động mạch.
Chúng ta có thể sử dụng bông atiso đỏ ở dạng tươi hoặc sấy khô. Một số cách dùng thảo dược này phổ biến nhất bạn có thể áp dụng như:
Cách thực hiện:
Nếu muốn làm mứt, bạn ngâm bông hoa atiso đỏ với đường tương tự như trên. Nhưng sau khi ngâm khoảng 5 ngày bạn mang nguyên liệu ra sên trên lửa nhỏ. Đến khi đường khô lại, bông hoa giòn là được. Khi sên kỹ, bông hoa khô sẽ bảo quản được lâu hơn.
Cách làm trà atiso đỏ cũng vô cùng đơn giản. Trong trường hợp này, bạn không cần loại bỏ nhụy hoa vì phần này làm trà uống cũng rất tốt. Bông sau khi bỏ phần cuống, rửa sạch, để ráo nước bạn có thể sấy khô bằng máy sấy hoặc nồi chiên không dầu. Bông atiso đỏ sấy khô có thể bảo quản trong hũ kín, đặt trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn lấy một lượng vừa đủ, hãm với nước sôi như pha trà. Sau khoảng 5 phút là đã có thể sử dụng. Trà atiso đỏ có thể uống nóng hoặc lạnh đều được.
Dù tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng bông atiso đỏ bạn vẫn cần lưu ý những điều sau:
Có thể thấy, hoa atiso đỏ là một loại “thần dược” cho sức khỏe nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách. Không nên lạm dụng và nếu đang có vấn đề về sức khỏe, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Medlatec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.