Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hoa hồi là hoa của cây hồi hay còn gọi là cây đại hồi, loài cây này mọc nhiều ở vùng Lạng Sơn, là loài cây gỗ và sống lâu năm, khi trưởng thành cây có thể cao từ khoảng 6 - 10m. Hoa hồi có mùi thơm khá đặc trưng, được sử dụng nhiều làm gia vị. Vậy hoa hồi có tác dụng gì? Cùng khám phá ngay nhé!
Hoa hồi mọc riêng lẻ ở dưới nách lá, hoa có cuống to và ngắn. Hoa hồi xếp thành hình ngôi sao hoặc bông hoa, khi non có màu xanh lục, khi già sẽ có màu nâu.
Hoa hồi là loài hoa của cây hồi hay cây đại hồi, loài cây này có thân thẳng và nhẵn, màu nâu xám. Hoa hồi có dạng 6 - 8 cánh và xếp thành hình cánh sao với đường kính từ 2,5 - 3cm, mỗi cánh hoa mang bên trong một hạt nhỏ tương tự như hình quả trứng.
Hoa hồi được sử dụng chủ yếu làm gia vị hoặc làm rượu khai vị, làm thơm kem đánh răng. Ngoài ra, hoa hồi cũng có nhiều công dụng tốt khác nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh hoặc cải thiện triệu chứng bệnh trong y học cổ truyền.
Một số hợp chất có lợi cho sức khỏe đã được tìm thấy trong cây hồi có thể kể đến như:
Hoa hồi là một gia vị đặc trưng và quen thuộc đối với nhiều gia đình, nhất là với những ai thích món phở. Mùi thơm của hoa hồi tương tự như cây tiểu hồi. Đa số hoa hồi sau khi thu hoạch sẽ được mang đi phơi khô, chỉ có phần ít là được mang đi để chế biến thành tinh dầu. Trong y học cổ truyền, cây hoa hồi là một thảo được được sử dụng ở nhiều bài thuốc.
Hoa hồi có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với đời sống và cả sức khỏe của con người, có thể kể đến như:
Theo các chuyên gia, khi ngâm hoa hồi trong rượu sẽ có tác dụng giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến cảm lạnh, xương khớp, đau nhức đầu. Đồng thời, hoa hồi còn có công dụng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như ghẻ lở, nấm da, trị ho, long đờm, giúp giảm bầm tím và giảm đau,...
Không chỉ vậy, tinh dầu hoa hồi còn được xem là một trong những loại mỹ phẩm tốt hàng đầu trong làm đẹp, khi sử dụng tinh dầu hoa hồi cùng nước nóng để xông mặt, làn da sẽ trở nên tươi sáng, mịn màng và cải thiện được tình trạng mụn.
Trong ẩm thực, hoa hồi cũng được xem là một trong những gia vị thơm ngon không thể thiếu đối với một số món ăn. Kết hợp hoa hồi một cách phù hợp, tinh tế thì sẽ giúp cho hương vị món ăn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn hơn. Thông thường, các đầu bếp sẽ rang hoa hồi rồi mới dùng để tẩm ướp với thực phẩm hoặc dùng để nấu nước dùng cho các món canh, súp, cà ri, món hầm,... Nhờ vậy mà món ăn đó sẽ có mùi thơm đặc trưng hơn, kích thích vị giác khiến người thưởng thức món ăn thấy ngon miệng hơn.
Theo một số kinh nghiệm dân gian, sau khi sinh con xong người ta thường cho hoa hồi vào các món ăn của mẹ bỉm để giúp sữa cho mùi thơm và tăng sữa nhiều hơn.
Ngoài ra, hoa hồi cũng có thêm nhiều tác dụng khác như dùng để điều chế thành các sản phẩm hỗ trợ trị cảm cúm, làm rượu, bánh kẹo hoặc làm mồi câu cá,... Đối với câu cá, thông thường người ta sẽ trộn bột hoa hồi với các nguyên liệu khác như bột đậu tương, cám gạo, cà rốt thái nhỏ, ruột bánh mì ủ chung rồi trộn lại với nước luộc thịt heo, để qua đêm rồi làm mồi câu cá.
Hoa hồi được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của các bệnh như ho, nấm, ghẻ lở, thấp khớp,... Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ hoa hồi mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên cần lưu ý là những bài thuốc này chỉ dành tham khảo để giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Đồng thời, bài thuốc phải được hướng dẫn hoặc thực hiện bởi người có chuyên môn nhé!
Kết lại, hoa hồi có tác dụng gì? Hoa hồi là một nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn, đặc biệt là trong ẩm thực châu Á. Nó thường được sử dụng để tạo hương vị đặc trưng cho các món như phở, bún bò hoặc trong các món hầm, súp. Hoa hồi cũng có thể dùng làm gia vị cho các món nướng, món thịt kho.
Không chỉ vậy, qua bài viết trên cũng có thể thấy, hoa hồi còn được biết đến với các công dụng trong y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,... Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của hoa hồi, trong đời sống thường nhật của chúng ta.