Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hội chứng 4 nhiều và mối liên quan đến bệnh đái tháo đường

Ngày 12/06/2024
Kích thước chữ

Đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm cho người bệnh, gây tử vong cao. Người mắc bệnh đái tháo đường thường có hội chứng 4 nhiều. Vậy hội chứng 4 nhiều là gì? Cùng Long Châu tìm hiểu hội chứng 4 nhiều là gì và những thông tin quan trọng của bệnh đái tháo đường thông qua bài viết dưới đây!

Hội chứng 4 nhiều đã và đang ngày càng trẻ hóa do nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt của giới trẻ. Khi đã mắc phải hội chứng 4 nhiều, cơ thể cần được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cũng như tần suất thăm khám các bác sĩ cũng nhiều hơn.

Hội chứng 4 nhiều là gì?

Bệnh nhân đái tháo đường thường có hội chứng 4 nhiều, bao gồm tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nước nhiều và sụt cân nhiều. Khi đã có hội chứng này, bệnh đã chuyển biến nặng hơn. Do đó, chúng ta cần phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh.

Đái tháo đường là căn bệnh làm cho hàm lượng glucose trong cơ thể tăng cao do sự thay đổi của hormone insulin. Nếu cơ thể không thể vận chuyển glucose vào tế bào máu để sinh ra năng lượng và hàm lượng insulin quá nhiều, bạn sẽ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hay tình trạng hạ đường huyết rất phổ biến. Ngược lại, nếu cơ thể bạn không thể sản sinh hoặc giảm tiết insulin, lượng đường trong cơ thể lại tăng cao, bạn đã mắc phải bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Hội chứng 4 nhiều và những điều bạn cần biết về bệnh đái tháo đường 2
Hội chứng 4 nhiều có mối liên quan đến bệnh đái tháo đường

Hiện nay, vì rất nhiều nguyên nhân mà có nhiều người trẻ đã mắc phải bệnh đái tháo đường như thường xuyên thức khuya, ăn thức ăn nhanh, ít vận động, lối sống không lành mạnh,... Đặc biệt là nhóm độ tuổi dậy thì cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nếu không được chăm sóc sức khỏe đúng cách. Trong Đông y, bệnh đái tháo đường là bệnh “tiêu khát” vì cơ thể sẽ khát nước nhiều hơn bình thường, cơ thể suy nhược cũng như cân nặng giảm đi nhanh hơn. Ngoài ăn uống, làm việc, sinh hoạt, bệnh sẽ còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của các bộ phận trong cơ thể như thận, gan, da, tim,...

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường có rất nhiều biến chứng ở cả hai nhóm, tuýp 1 và tuýp 2. Có biến chứng do hạ đường huyết và tăng huyết áp. Các biến chứng cho tăng huyết áp bao gồm tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton hoặc axit lactic, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Đây đều là những biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh nên cần được chú ý kỹ lưỡng hơn trong quá trình điều trị bệnh hoặc sinh hoạt ngay tại nhà.

Ngoài ra, còn có nhiều các biến chứng khác diễn ra một cách âm thầm như đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, động mạch ngoại biên,... Đây là những biến chứng liên quan đến hệ mạch máu lớn của người bệnh. Vì vậy, với những bệnh nhân vừa mắc bệnh đái tháo đường, vừa mắc bệnh tim cần được theo dõi bệnh tình mỗi ngày, cũng như có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học. Với những người gặp biến chứng mạch máu nhỏ có thể dẫn đến mù lòa, bệnh vi mạch ở thận, tay chân tê bì, cảm giác như kiến bò khắp tay chân,...

Đái tháo đường là căn bệnh rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, vậy nên bạn không nên thờ ơ nếu mắc bệnh mà nên có chế độ tập luyện, dinh dưỡng cũng như phương pháp điều trị kịp thời.

Hội chứng 4 nhiều và những điều bạn cần biết về bệnh đái tháo đường 3
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Điều trị bệnh đái tháo đường như thế nào?

Việc điều trị bệnh đái tháo đường là điều rất quan trọng. Không chỉ phải sử dụng thuốc điều trị mỗi ngày mà người bệnh cần có sự tập luyện và chế độ ăn uống khoa học. Sự kết hợp giữa Tây y và Đông trong điều trị bệnh đái tháo đường cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải thường xuyên khám định kỳ cũng như thực hiện những chỉ định của bác sĩ để bệnh được thuyên giảm.

Điều trị bệnh đái tháo đường cho người có hội chứng 4 nhiều được chia ra làm nhiều phần:

  • Đầu tiên, sử dụng thuốc đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp chỉ số đường huyết của bệnh nhân trở lại ở mức cho phép và duy trì mức độ đó dài lâu. 
  • Thứ hai, trong việc ăn uống cần ăn nhiều chất xơ cũng như bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng. 
  • Thứ 3 là tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Cuối cùng chính là chế độ sinh hoạt lành mạnh. 

Kết hợp 4 yếu tố này chặt chẽ với nhau sẽ giúp hiệu quả điều trị của người bệnh gia tăng.

Hội chứng 4 nhiều và những điều bạn cần biết về bệnh đái tháo đường 4
Điều trị bệnh đái tháo đường cần kết hợp 4 yếu tố: Thuốc, dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 4 yếu tố trên, nhất là chế độ ăn uống, người bệnh không nên ăn kiêng quá mức mà từ bỏ hẳn nhiều món ăn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ví dụ, khi người bệnh chưa mắc đái tháo đường, bạn hoàn toàn có thể ăn một ly chè. Nhưng khi đã mắc bệnh, bạn hoàn toàn vẫn có thể dùng chè nhưng chỉ nên ăn từ 1 đến 2 muỗng. Bạn cũng nên uống nước cam với tỷ lệ ⅓, ¼ ly nước ép thay vì nguyên 1 ly như trước đây. Trong bữa ăn hàng ngày, thay vì dùng một bữa ăn lớn, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 4 - 5 bữa để cơ thể được tiêu hóa kịp thời.

Hãy tránh việc thức khuya, uống rượu bia hoặc dùng các chất kích thích như thuốc lá vì sẽ không tốt cho sức khỏe. Thay đổi những thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn sẽ giúp việc điều trị đái tháo đường đạt được hiệu quả như mong muốn.

Căn bệnh đái tháo đường cũng như hội chứng 4 nhiều đã và đang là mối quan tâm của nhiều gia đình. Vậy nên, việc xây dựng cho gia đình mình một chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh và điều cần thiết. Hy vọng, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích với bài viết này. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin