Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hôn mê do nhiễm toan ceton là gì? Nguyên nhân và cách điều trị khi bị hôn mê do nhiễm toan ceton

Ngày 19/12/2023
Kích thước chữ

Nhiễm toan ceton là một trạng thái trao đổi chất liên quan đến việc nồng độ ceton trong máu và lượng nước tiểu cao bất thường. Hôn mê do nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng có thể gặp của bệnh đái tháo đường. Do đó cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Nhiễm toan ceton là một trạng thái trao đổi chất liên quan đến nồng độ thể ceton trong cơ thể. Hôn mê do nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng nghiêm trọng của đái tháo đường có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hôn mê do nhiễm toan ceton, các nguyên nhân và biến chứng thường gặp. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hôn mê do nhiễm toan ceton là gì?

Hôn mê do nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hôn mê do nhiễm toan ceton là một trường hợp cấp cứu, có thể xảy ra do thiếu hụt insulin quá mức ở những bệnh nhân bị đái tháo đường. Cơ chế gây bệnh có thể do rối loạn chuyển hóa như tăng đường huyết, nhiễm toan do tăng nồng độ acid ceton trong huyết tương hay các tình trạng rối loạn điện giải.

Trước tiên, ta sẽ hiểu rõ hơn về nhiễm toan ceton. Nhiễm toan ceton là một trạng thái chuyển hóa liên quan đến nồng độ ceton trong máu và cả nước tiểu. Nhiễm toan ceton liên quan đến các nguyên nhân như:

Trong đó, hôn mê do nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng, nếu không được nhận biết, chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

hon-me-do-nhiem-toan-ceton-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-khi-bi-hon-me-do-nhiem-toan-ceton 1
Hôn mê do nhiễm toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng của đái tháo đường gây đe dọa tính mạng người bệnh

Nguyên nhân gây hôn mê do nhiễm toan ceton trên người bệnh đái tháo đường

Hôn mê do nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là do đái thường tuýp 1. Và nguyên nhân chủ yếu gây hôn mê do nhiễm toan ceton là do thiếu hụt insulin trầm trọng ở những đối tượng bị đái tháo đường này.

Cơ chế được giải thích là do ở những bệnh nhân đái tháo đường bị thiếu hụt insulin và tăng các loại hormon đối kháng như glucagon hay cortisol dẫn đến làm thúc đẩy quá trình phân giải các mô mỡ và giải phóng các acid béo tự do. Từ đó, làm toan hóa máu và giảm dự trữ kiềm trong cơ thể người bệnh.

hon-me-do-nhiem-toan-ceton-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-khi-bi-hon-me-do-nhiem-toan-ceton 2
Đái tháo đường tuýp 1 là một trong những nguyên nhân gây nhiễm toan ceton

Các biểu hiện có thể gặp khi hôn mê do nhiễm toan ceton

Có hai giai đoạn của biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng khi nhiễm toan ceton là giai đoạn nhiễm toan ceton và giai đoạn tiền hôn mê do nhiễm toan ceton. Nếu trong giai đoạn tiền hôn mê do nhiễm toan ceton không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn tiền hôn mê do nhiễm toan ceton: Có các biểu hiện bao gồm cảm giác chán ăn, mệt mỏi, ói mửa, niêm mạc khô hay khát nước. Bên cạnh đó, có thể có nhịp thở nhanh, hơi thở có mùi, đau bụng,...
  • Giai đoạn hôn mê do nhiễm toan ceton: Các biểu hiện có thể gặp trong giai đoạn hôn mê do nhiễm toan ceton như mất nước, da khô, hạ huyết áp, mạch tăng nhanh. Bên cạnh đó có thể gặp tình trạng nhồi máu cơ tim, viêm tụy hay choáng do nhiễm trùng. Tình trạng tri giác của bệnh nhân thay đổi, gây ra lơ mơ, lú lẫn và hôn mê.

Phương pháp chẩn đoán khi hôn mê do nhiễm toan ceton

Có 3 trường hợp chẩn đoán khi hôn mê do nhiễm toan ceton là chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán biến chứng khi hôn mê do nhiễm toan ceton.

Chẩn đoán xác định

Một số yếu tố thuận lợi góp phần thực hiện chẩn đoán xác định nguyên nhân hôn mê như:

  • Nhiễm khuẩn hay trong tình trạng cấp cứu nặng.
  • Thai nghén, tiêu chảy cấp, chấn thương hay phẫu thuật.
  • Hạ đường huyết đột ngột.
hon-me-do-nhiem-toan-ceton-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-khi-bi-hon-me-do-nhiem-toan-ceton 3
Đau đầu, hạ huyết áp có thể giúp chẩn đoán hôn mê do nhiễm toan ceton

Trong giai đoạn tiền hôn mê có thể có cảm giác mệt, ít ăn, ít uống, tiểu nhiều hay khát nhiều. Bên cạnh đó, có thể bị khó thở nhẹ, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Trong giai đoạn hôn mê có thể rối loạn ý thức nặng, hôn mê sâu, cơ nhão, mất phản xạ. Bên cạnh đó, có thể gây rối loạn nhịp thở, da khô, niêm mạc khô, tụt huyết áp.

Bên cạnh đó, sẽ thực hiện các xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm điện giải, nồng độ ceton trong máu,...

Chẩn đoán phân biệt

Một số nguyên nhân gây hôn mê khác có thể gặp như:

  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
  • Hôn mê do hạ đường huyết.
  • Hôn mê do nhiễm toan acid lactic.

Bên cạnh đó có thể do uống quá nhiều rượu hay nhịn đói quá lâu.

Chẩn đoán biến chứng

Một số biến chứng gây tử vong và gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị như hạ kali máu gây rối loạn nhịp tim, hạ đường huyết nặng. Bên cạnh đó, có thể do sốc nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, sốc hay nhồi máu cơ tim cấp. 

Các phương pháp điều trị bệnh

Một số phương pháp được sử dụng để xử trí hôn mê do nhiễm toan ceton:

  • Truyền dung dịch NaCl trong 1 giờ đầu, sau đó truyền tiếp nếu mất nước trầm trọng. Bên cạnh đó, có thể truyền dextrose 5% khi đường huyết đạt được 250mg/dl.
  • Thực hiện hồi sức khi các chức năng sống bị rối loạn.
  • Hồi phục lại thể tích tuần hoàn.
  • Điều chỉnh lại đường huyết bằng insulin: Tiêm tĩnh mạch 10 - 20 đơn vị insulin và tăng tốc độ truyền insulin nếu không cải thiện được đường huyết sau 2 giờ.
  • Điều chỉnh các rối loạn điện giải: Có thể bù kali khi chức năng thận cho phép và theo dõi kali máu mỗi 2 giờ sau khi truyền kali để điều chỉnh rối loạn điện giải.
  • Điều trị các biến chứng có thể gặp.
  • Cần phải điều trị, chăm sóc toàn diện cho người bệnh: Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và lượng nước tiểu mỗi giờ. Bên cạnh đó, cũng phải kiểm tra công thức máu, BUN, creatinin máu, tổng phân tích nước tiểu để nhận biết tình trạng cải thiện bệnh, để chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời.
hon-me-do-nhiem-toan-ceton-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-khi-bi-hon-me-do-nhiem-toan-ceton 4
Insulin là một trong những biện pháp điều trị hôn mê do nhiễm toan ceton

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về hôn mê do nhiễm toan ceton, các nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng hay các biện pháp xử trí khi tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton xảy ra để tránh những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin