Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng antiphospholipid hay còn gọi là hội chứng kháng phospholipid (APS) là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch sản xuất ra các tự kháng thể kháng phospholipid trong máu, từ đó tạo nên các cục máu đông ở trong lòng mạch. Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Hội chứng antiphospholipid có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 20 - 50 tuổi. Bệnh có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như sảy thai tự nhiên, huyết tắc mạch, các vấn đề về thận, tim, giảm tiểu cầu… Vậy hội chứng antiphospholipid là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết sau đây.
Hội chứng antiphospholipid hay còn gọi là hội chứng kháng thể kháng phospholipid là một hội chứng thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc hội chứng này, các kháng thể của hệ miễn dịch sẽ nhận nhầm phospholipid (một loại chất béo có trong tế bào) là chất lạ có hại và tấn công, khiến cho các tế bào này bị tổn thương. Từ những tổn thương này sẽ hình thành nên các cục máu đông ở động mạch và tĩnh mạch, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, đông máu là một hiện tượng rất bình thường trong cơ thể. Quá trình đông máu giúp cho các vết thương nhỏ hay thành mạch bị tổn thương có thể lành nhanh hơn. Tuy nhiên, khi mắc hội chứng antiphospholipid, hiện tượng đông máu quá mức sẽ gây nên tắc dòng chảy của máu trong lòng mạch và gây tổn hại đến nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Tùy thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi cục máu đông và mức độ tắc nghẽn của tuần hoàn tới cơ quan đó mà xuất hiện các biến chứng khác nhau như:
Hội chứng antiphospholipid xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhận nhầm phospholipid là chất lạ và có hại, từ đó sản xuất ra các kháng thể tấn công chúng, gây tổn thương các tế bào. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn như:
Ngoài ra, bạn có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng antiphospholipid nếu có một trong các yếu tố nguy cơ sau:
Các dấu hiệu và triệu chứng gặp trong hội chứng antiphospholipid bao gồm:
Ngoài ra, có thể gặp những dấu hiệu ít phổ biến hơn như:
Khi người bệnh đã được chẩn đoán mắc hội chứng antiphospholipid và có cục máu đông, trước hết bác sĩ sẽ điều trị cho bạn bằng cách dùng kết hợp các thuốc chống đông máu. Hiện nay, 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến là heparin và warfarin (Jantoven, Coumadin). Ngoài ra cũng có thể sử dụng Aspirin.
Khi đang dùng thuốc chống đông, người bệnh sẽ dễ bị chảy máu, vì vậy bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ liều lượng thuốc bằng các xét nghiệm máu để có thể chắc chắn rằng máu của bệnh nhân vẫn có đủ khả năng đông máu khi xảy ra chấn thương, vết cắt hay bầm tím do va đập…
Chế độ sinh hoạt: Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị trên từng bệnh nhân mà có kế hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khác nhau. Người bệnh có thể lưu ý một số điều sau trong sinh hoạt hàng ngày:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về hội chứng antiphospholipid cũng như nắm được các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp trong hội chứng antiphospholipid. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.