Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thu Hồng
Mặc định
Lớn hơn
Xác định các dấu hiệu bệnh gout giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt hơn. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh gout là một dạng bệnh lý xương khớp liên quan đến rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Hiện nay, số người mắc bệnh ngày càng tăng và có xu hướng xuất hiện ở người trẻ hơn. Vậy đâu là những dấu hiệu bệnh gout giúp phát hiện sớm để điều trị hiệu quả?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây sưng đỏ và đau nhức dữ dội. Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột tại một số khớp như ngón chân cái, mắt cá chân, cổ tay và bàn tay.
Nguyên nhân của bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, dẫn đến sự tích tụ tinh thể urat tại khớp. Gout có nguy cơ tái phát cao, đặc biệt khi người bệnh duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng.
Theo nghiên cứu, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới, đặc biệt trong độ tuổi từ 30 - 60. Ngày nay, do lối sống thiếu khoa học, số người mắc gout ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
Mặc dù gout gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, nhưng nếu phát hiện sớm, tuân thủ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát bệnh tốt và giảm nguy cơ tái phát.
Ở giai đoạn đầu của bệnh gout, một số người có nồng độ axit uric trong máu tăng cao nhưng chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, theo thời gian, axit uric tiếp tục tích tụ, hình thành tinh thể urat trong khớp, gây ra các cơn đau đột ngột. Các triệu chứng thường khởi phát vào ban đêm, với mức độ từ đau dữ dội đến âm ỉ kéo dài.
Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu bệnh gout sau:
Bệnh gout xảy ra do rối loạn quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Ở người bình thường, axit uric được tạo ra từ sự phân hủy purin trong DNA và RNA, thoái giáng acid nucleic từ thức ăn hoặc từ các tế bào chết. Sau khi hình thành, axit uric được vận chuyển vào máu, lọc qua thận và đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
Tuy nhiên, nếu nồng độ axit uric trong máu quá cao hoặc quá trình đào thải bị suy giảm, tinh thể urat sẽ tích tụ trong các mô, đặc biệt là tại các khớp. Sự tích tụ này gây viêm và đau nhức, hình thành bệnh gout.
Bệnh gout có thể do yếu tố di truyền hoặc tác động từ môi trường. Một số nguyên nhân làm tăng axit uric trong máu bao gồm:
Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách an toàn và hiệu quả để kiểm soát bệnh gout. Một chế độ ăn lành mạnh giúp hỗ trợ quá trình điều trị và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, tôm, cá, thịt đỏ. Ngoài ra, cần tránh uống nước ngọt, rượu bia và các loại đồ uống có cồn.
Bên cạnh đó, chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi. Người bệnh vẫn có thể sử dụng thịt và trứng, nhưng không quá 150g/ngày. Đồng thời, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên và uống đủ nước mỗi ngày cũng là điều quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Việc dùng thuốc giúp kiểm soát cơn đau gout cấp và ngăn ngừa các đợt tấn công tiếp theo. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm nguy cơ biến chứng, hạn chế sự phát triển của hạt tophi do tinh thể urat lắng đọng.
Thuốc điều trị cơn đau gout cấp
Thuốc hạ acid uric ngăn ngừa biến chứng gout
Các loại thuốc này giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong máu, ngăn ngừa sự hình thành tinh thể urat trong khớp. Thuốc được chia thành hai nhóm chính:
Thuốc hủy urat
Các thuốc như Pegloticase, Rasburicase giúp phân hủy tinh thể urat, ngăn ngừa biến chứng.
Những điều cần lưu ý trong thói quen sinh hoạt hàng ngày giúp làm chậm tiến triển của bệnh gout:
Đặc biệt, bệnh nhân gout cần chú ý chế độ ăn uống khoa học:
Việc nhận diện rõ các dấu hiệu bệnh gout sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị và kiểm soát tình trạng bệnh. Đây là một bệnh lý không hiếm gặp, nhưng nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể phát triển nặng và dẫn đến tàn phế. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu bệnh gout, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tiến triển và bảo vệ chất lượng cuộc sống.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.