Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách đây hơn 100 năm, hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh đã được ghi nhận lần đầu tiên bởi Kurt Goldstein - một nhà thần kinh học người Đức. Đây là một vấn đề sức khỏe rất hiếm gặp và nguyên nhân phát sinh đến nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.
Hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh khiến chúng ta nhận ra có những điều tưởng như chỉ xuất hiện trong phim nhưng vẫn tồn tại ngoài thực tế. Sẽ ra sao nếu như bạn không thể kiểm soát được hành vi của bàn tay? Đó chính là nỗi ám ảnh và cảm giác bất lực mà người mắc hội chứng này đang gặp phải.
Hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh có tên tiếng Anh là Alien Hand Syndrome, gọi tắt là AHS. Tình trạng hiếm gặp này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên đến năm 1972 mới chính thức có trong y văn thế giới và được các nhà khoa học dành nhiều thời gian để nghiên cứu.
Những người mắc hội chứng AHS có thể cảm nhận mọi cảm giác đau đớn, tê, buốt lạnh, châm chích, nóng,... trên đôi tay của mình. Thế nhưng một trong hai tay lại bỏ qua sự kiểm soát của trung ương thần kinh và tự tung tự tác, hoạt động một cách hoàn toàn độc lập. Kết quả là trung ương của hệ thần kinh điều khiển một đường nhưng cánh tay lại phản ứng một nẻo, khiến người bệnh có cảm giác như bộ phận này không nằm trên thân thể mình.
Biểu hiện bên ngoài của hội chứng AHS không giống nhau ở mọi ca bệnh. Một số trường hợp, bệnh nhân xem bộ phận này là cánh tay thừa, như thể họ có thêm một chi nữa. Chủ thể không thể biết trước bàn tay sẽ làm gì cho đến khi họ nhìn thấy nó chuyển động, thay đổi vị trí và tiếp xúc vào một vật/bề mặt nào đó.
Một số trường hợp khác xảy ra sự xung đột gay gắt giữa cánh tay có vấn đề và cánh tay còn lại. Nghĩa là khi một tay đang làm nhiệm vụ gì đó thì bên đối diện sẽ tìm mọi cách “phá bĩnh”. Ví dụ cánh tay phải đang nhặt một đồ vật lên thì cánh tay trái sẽ đẩy và té đồ vật đi. Không chỉ vậy, bàn tay kỳ quái này còn tự ý chộp giật, ném đồ hoặc tát, đấm, siết cổ bệnh nhân.
Thậm chí người bệnh còn đối diện với những tình huống trớ trêu như bàn tay tự ý kéo khóa quần, mở cúc áo, lục lọi hoặc ném hết đồ tư trang ra khỏi ví, túi xách. Thế mới thấy bệnh nhân đã khổ sở như thế nào khi phải sống chung với hội chứng đặc biệt này.
Hiện nay, thống kê cho thấy có khoảng trên dưới 50 ca mắc AHS đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Rất có thể số lượng người bệnh sẽ nhiều hơn nhưng bị chẩn đoán nhầm sang các rối loạn tâm thần khác.
Nguyên nhân phát sinh hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh hiện vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Chỉ biết rằng hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định bệnh lý trên có liên quan trực tiếp đến những tổn thương, rối loạn bất thường ở khu vực não bộ.
Não bộ bao gồm hai bán cầu. Bán cầu não phải kiểm soát hoạt động của 2 chi bên trái cơ thể và tham gia vào việc thu nhận hình ảnh, phối hợp cảm xúc, xử lý thông tin từ các giác quan, thưởng thức âm nhạc. Bán cầu não trái điều khiển hoạt động của các chi bên phải của cơ thể và xử lý các kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ.
Thể chai được tạo ra từ chất trắng (sợi trục nơron) và làm nhiệm vụ liên kết hai bán cầu não với nhau. Như vậy bán cầu não phải sẽ nhận biết được “người anh em” của mình đang làm nhiệm vụ gì và ngược lại. Tuy nhiên nhìn chung, não trái sẽ chi phối mạnh hơn, lấn lướt hoàn toàn não trái trong việc kiểm soát, điều khiển các hoạt động của cơ thể.
Khảo sát thực tế cho thấy đa phần các ca mắc AHS đều từng thực hiện phẫu thuật tách 2 bán cầu não. Mục đích của việc làm này là để dễ dàng tiếp cận thể chai và cắt bỏ nó. Khi cắt đứt các đường thần kinh liên hệ giữa 2 bán cầu não thì tín hiệu điện gây động kinh cũng được tiết chế xuống mức tối thiểu, từ đó giúp kiểm soát bệnh lý nói trên.
Phần đa các ca phẫu thuật thể chai đều phục hồi tốt nhưng một số trường hợp hi hữu có thể xuất hiện hội chứng AHS. Theo đó, khi bộ phận liên kết 2 bán cầu não là thể chai bị mất đi thì bàn cầu não phải sẽ không còn bị lấn át bởi bán cầu não trái. Vậy nên não phải sẽ tự ý hành động, không còn nghe theo sự kiểm soát của bên đối diện. Điều này giải thích lý do vì sao AHS thường biểu hiện ở tay và chân trái nhiều hơn hẳn so với trường hợp còn lại.
Ngoài lý do chủ yếu nói trên thì một số chuyên gia cũng nhận định rằng hội chứng AHS có thể là hệ lụy kéo theo của nhiều vấn đề sức khỏe khác liên quan đến trung ương thần kinh như nhiễm trùng, u não, thoái hóa thần kinh (bệnh Creutfeldt-Jakob, bệnh Alzheimer,...).
Khi mắc AHS, người bệnh nhìn rõ những hành động bất thường của bàn tay nhưng không thể làm chủ được chúng và phải “sống chung với lũ” trong suốt cuộc đời vì đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đích cho tình trạng nói trên.
Như vừa nhắc qua ở trên, hội chứng AHS hiện không có giải pháp điều trị triệt căn nên người bệnh cần phải học cách chung sống hòa bình với căn bệnh kỳ quái này.
Để giảm thiểu những tác động gây hại của bàn tay “vô tổ chức”, người bệnh được các bác sĩ chuyên khoa đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:
Biểu hiện, nguyên nhân và cách can thiệp đối với hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh vừa được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ chi tiết tới bạn đọc. Sau cùng, chúc bạn tìm thấy những thông tin hữu ích có trong bài viết này và xin chân thành cảm ơn vì đã đồng hành cùng chúng tôi.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.