Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hội chứng hậu huyết khối: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Ngày 04/12/2023
Kích thước chữ

Hội chứng hậu huyết khối liên quan đến sự hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu trong cơ thể, đặc biệt là ở khu vực chân. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách người bệnh sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Hậu quả của tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu là sự xuất hiện của triệu chứng suy tĩnh mạch mãn tính, tạo thành hội chứng hậu huyết khối. Đây là một bệnh lý phức tạp, có tính chất phổ biến, nặng nề, đòi hỏi chi phí lớn cho quá trình chăm sóc và điều trị kéo dài. Trong chuyên mục bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hội chứng hậu huyết khối.

Hội chứng hậu huyết khối là thế nào?

Hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch là một tình trạng mà một cục máu đông hình thành sâu bên trong các tĩnh mạch của cơ thể, đặc biệt là ở khu vực đùi hoặc cẳng chân. Tĩnh mạch là nơi máu nghèo oxy và chất thải được đưa về tim, không giống như động mạch là nơi máu giàu oxy và chất dinh dưỡng được mang đến cơ thể.

Tại các tĩnh mạch của chân, có những van nhỏ giữ cho máu di chuyển một chiều từ chân về tim. Huyết khối tĩnh mạch sâu xuất hiện khi một hoặc nhiều van này bị tổn thương hoặc mất chức năng, dẫn đến sự tích tụ ngược dòng máu và tạo điều kiện cho hình thành huyết khối.

Hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch diễn ra sau khi người bệnh đã từng trải qua huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân. Các triệu chứng như đau mãn tính, viêm tĩnh mạch, sưng tấy có thể xuất hiện trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau sự xuất hiện của huyết khối tĩnh mạch.

Hội chứng hậu huyết khối: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 1
Hội chứng hậu huyết khối gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Nguyên nhân hình thành hội chứng hậu huyết khối

Hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch xuất phát từ những nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch. Dưới đây là một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ mắc phải huyết khối tĩnh mạch và đưa đến hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch:

  • Phẫu thuật làm giảm khả năng vận động và tăng tình trạng viêm trong cơ thể, đó có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Các tình trạng bệnh lý hạn chế khả năng vận động như đột quỵ hoặc chấn thương cũng có thể góp phần vào tình trạng này.
  • Thời gian di chuyển dài bằng các phương tiện như máy bay hoặc tàu xe làm hạn chế khả năng di chuyển, tăng cường nguy cơ huyết khối.
  • Tổn thương tĩnh mạch sâu là một yếu tố khác gắn liền với hình thành huyết khối tĩnh mạch.
  • Rối loạn máu di truyền làm tăng độ nhớt của máu, đồng thời tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Thai kỳ và điều trị ung thư cũng là các yếu tố nguy cơ khác có thể liên quan đến hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch.

Tuy nhiên, khi có sự kết hợp với một số yếu tố nguy cơ như thừa cân, sự xuất hiện của triệu chứng huyết khối tĩnh mạch, số lượng huyết khối, vị trí của huyết khối, áp lực tăng cao trong tĩnh mạch ở chân, bệnh nhân không sử dụng thuốc chống đông sau khi phát hiện huyết khối tĩnh mạch thì nguy cơ mắc phải hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch sẽ tăng lên.

Hội chứng hậu huyết khối: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 2
Có nhiều yếu tố nguy cơ làm xuất hiện hội chứng hậu huyết khối

Triệu chứng nhận biết hội chứng hậu huyết khối

Triệu chứng của hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch có thể biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân. Một số trường hợp chỉ mang đến những triệu chứng nhẹ, trong khi các trường hợp khác có thể gây ra những biểu hiện nghiêm trọng hơn. Các dấu hiệu phổ biến của hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân đã từng trải qua tình trạng huyết khối, bao gồm:

  • Người bệnh có cảm giác nặng nề ở chân;
  • Chân bị ngứa, kích thích hoặc chuột rút thường xuyên;
  • Đau chân tăng lên khi đứng, giảm sau đi khi nghỉ ngơi hoặc khi người bệnh đưa chân lên;
  • Có sự giãn rộng của các tĩnh mạch ở chân;
  • Sưng phù chân lên;
  • Thay đổi màu sắc của da hoặc xuất hiện các vùng đỏ quanh chân.
Hội chứng hậu huyết khối: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 3
Bệnh nhân bị hội chứng hậu huyết khối thường bị đau chân

Phương pháp điều trị hội chứng hậu huyết khối

Để chẩn đoán hội chứng hậu huyết khối thì bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh, thu thập thông tin về các triệu chứng của bệnh nhân, bao gồm cả những trải nghiệm về huyết khối tĩnh mạch và các yếu tố nguy cơ hiện tại.

Ngoài ra, việc thực hiện một số xét nghiệm có thể được yêu cầu, gồm những xét nghiệm sau:

  • Siêu âm Doppler mạch máu để phát hiện vấn đề với van tĩnh mạch sâu ở chân.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng đông máu.

Phương pháp điều trị chính cho hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch là điều trị bằng cách nén. Điều này giúp tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch và giảm các triệu chứng ở chi.

Người bệnh sẽ được đo đạc để lựa chọn loại tất nén phù hợp, thường xuyên mang vào ban ngày, đặc biệt khi di chuyển nhiều trên chân đã từng bị huyết khối tĩnh mạch. Trong trường hợp bệnh nhân nằm giường, thiết bị nén khí ngắt quãng có thể được sử dụng để tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở chân theo chu kỳ bơm xả.

Ngoài ra, việc chăm sóc da trên chân mắc hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch là quan trọng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng các sản phẩm bôi trơn da, dưỡng ẩm da và phòng ngừa loét da.

Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cần sử dụng kem hoặc thuốc mỡ chứa steroid để điều trị tình trạng viêm trên da. Tuy nhiên, nếu có các vết loét da đã hình thành và có dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ thì người bệnh có thể cần phải tiến hành điều trị đặc biệt.

Một số trường hợp hội chứng hậu huyết khối nặng bệnh nhân sẽ được xem xét về phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn trong tĩnh mạch chính và sửa chữa van tĩnh mạch ở chân.

Hội chứng hậu huyết khối: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 4
Người bệnh cần điều trị hội chứng hậu huyết khối theo chỉ định của bác sĩ

Biện pháp cải thiện triệu chứng bệnh

Các dấu hiệu của hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch thường có thể giảm nhẹ sau khi điều trị, tuy nhiên chúng đôi khi không hoàn toàn biến mất. Để cải thiện một phần các triệu chứng của bệnh, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Thực hiện bộ môn đi bộ hàng ngày để tăng cường sức mạnh cơ bắp chân và nâng cao tình trạng sức khỏe tổng thể.
  • Thực hiện các bài tập gập mắt cá chân hàng ngày để củng cố cơ bắp ở vùng chân.
  • Thực hiện việc nâng cao chân một số lần mỗi ngày hoặc khi có thời gian nghỉ ngơi.
  • Chú ý đặc biệt đến việc chăm sóc vùng da khô, ngứa và bất kỳ biến đổi nào trên da. Hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng kem dưỡng ẩm da phù hợp.

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về hội chứng hậu huyết khối. Tóm lại, hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch là một trạng thái có thể xuất hiện ở những người đã từng trải qua huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân. Nó gây ra những triệu chứng như đau mãn tính, loét da, sưng tấy và những biểu hiện khác tại vùng chân. Phương pháp điều trị chủ yếu cho hội chứng này là phương pháp đè nén. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tích hợp các biện pháp tập luyện đặc biệt để củng cố sức mạnh chân, cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát huyết khối tĩnh mạch trong tương lai.

Xem thêm: Nguyên nhân gây hội chứng đỏ đau đầu chi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.