Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng người tốt là một khái niệm còn khá xa lạ với mọi người. Hội chứng người tốt không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại gây ra những khó khăn trong cuộc sống. Vậy hội chứng người tốt là gì?
Người tốt là những người cư xử một cách ân cần, rộng lượng, thường xuyên giúp đỡ người khác mà không mong đợi được đáp lại bất cứ điều gì. Tuy nhiên, có đôi khi việc giúp đỡ người khác khiến bạn trở nên khó chịu, mệt mỏi thì có lẽ bạn đang mắc hội chứng người tốt.
Hội chứng người tốt là một thuật ngữ dùng để chỉ những người luôn đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân. Những người này sẽ làm mọi việc dựa trên mong muốn của mọi người xung quanh khi được nhờ vả hoặc thậm chí khi không ai nhờ đến.
Người mắc hội chứng này luôn lo sợ làm sai, sợ bị người khác ghét bỏ nên họ sẽ cố để làm vừa ý tất cả mọi người chỉ để người khác yêu quý mình hoặc đơn giản là không bị ghét.
Những người này thường được mọi người xung quanh đánh giá là người nhiệt tình, khoan dung, tốt bụng, hiền lành và vị tha. Tuy nhiên, trên thực tế bản thân họ đôi khi không thực sự thoải mái, cảm thấy vô cùng ấm ức, khó chịu và mệt mỏi vì những điều mình đang làm.
Hội chứng người tốt có thể xuất hiện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống từ chuyện tình cảm, học tập, hay trong công việc. Một số các biểu hiện điển hình của hội chứng người tốt như:
Không bao giờ nói không là là một trong các dấu hiệu thường thấy nhất ở hội chứng người tốt. Do gặp khó khăn trong việc từ chối nên họ sẽ luôn đồng ý với mọi yêu cầu hay nhờ vả của người khác.
Mặc dù, điều này có thể khiến họ cảm thấy mình quan trọng và cần thiết nhưng điều đó có thể dẫn đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi theo thời gian.
Người mắc hội chứng người tốt thường dành nhiều thời gian để suy nghĩ về giá trị của bản thân và cái nhìn của người xung quanh về mình. Họ cho rằng những hành động tử tế của bản thân sẽ nhận lại được sự công nhận của người khác.
Đồng thời, những người này luôn lo sợ bị người khác giận hờn, nói xấu, phán xét hay chê cười, luôn cẩn trọng mọi hành động và lời nói để không phải làm phật lòng bất kỳ ai.
Họ có xu hướng đánh giá về giá trị của bản thân thông qua những lời nhận xét và thái độ của người khác dành cho mình. Mặc dù trên thực tế giá trị của bản thân không được xây dựng dựa trên suy nghĩ của người khác.
Người mắc hội chứng người tốt sẽ luôn đặt lợi ích và nhu cầu của người khác cao hơn so với nhu cầu của bản thân. Họ sẽ gạt bỏ những nhu cầu của mình và liên tục chạy theo những yêu cầu của người khác.
Đôi khi, họ thậm chí không biết bản thân đang mong muốn gì, không có chính kiến và dễ bị thay đổi suy nghĩ bởi những lời nói của những người xung quanh.
Như đã đề cập, người mắc hội chứng có thể không thực sự thoải mái và vui lòng trước yêu cầu của những người xung quanh nhưng họ vẫn chấp nhận và thực hiện nó. Về lâu dài, họ có thể trở nên bùng nổ khi cảm xúc và nhu cầu của bản thân không được coi trọng.
Sự đối lập về mặt cảm xúc và hành động khi luôn cố gắng làm hài lòng người khác khiến cho nhiều người bị dồn nén về mặt cảm xúc. Những suy nghĩ trái ngược nhau sẽ khiến họ dần trở nên suy kiệt, mệt mỏi, thậm chí là cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng.
Những cảm xúc tiêu cực cứ dồn nén và không được giải tỏa đúng cách sẽ khiến cho họ bùng nổ cảm xúc. Đôi khi, họ cũng sẽ tự suy nghĩ ra điều sai lệch về chính mình như cảm thấy bản thân là kẻ vô dụng, tồi tệ, bất tài và nhu nhược.
Mặc dù, người mắc hội chứng người tốt luôn chấp nhận mọi yêu cầu của người khác nhưng bản thân họ rất ngại nhờ người khác giúp đỡ. Họ lo sợ sự nhờ vả của bản thân sẽ phiền người khác, làm cho mối quan hệ bị rạn nứt hay những người xung quanh có những nghĩ không tốt về mình.
Vì vậy, họ thường chấp nhận việc tự giải quyết mọi vấn đề một mình mà không cần nhờ vả đến người xung quanh. Tuy nhiên, khi bản thân luôn giúp đỡ mọi người nhưng lại phải gánh vác tất cả một mình khiến họ dần sẽ cảm thấy cô đơn và có sự tiêu cực trong suy nghĩ.
Hội chứng người tốt khiến nhiều người bị ám ảnh với những xung đột và mâu thuẫn với những người xung quanh. Do đó, họ luôn cố gắng né tránh các nguy cơ gây nên tranh cãi, bất hòa với những người bên cạnh. Trong tất cả các trường hợp họ luôn là người nhún nhường, chấp nhận lùi bước để cố gắng làm lành các mối quan hệ.
Hội chứng người tốt khiến cho nhiều người không thể sống thật với chính bản thân mình, luôn quan tâm đến những cảm xúc và mong muốn của những người xung quanh. Điều này khiến cho họ mất niềm tin vào bản thân và những người xung quanh, tăng nguy cơ stress, trầm cảm. Để khắc phục hội chứng trên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:
Học cách từ chối là biện pháp đầu tiên cần thực hiện khi muốn khắc phục được hội chứng người tốt. Tuy nhiên đối với người mắc hội chứng này thì việc từ chối là một điều vô cùng khó khăn.
Thực tế bạn nên hiểu rằng, lòng tốt chỉ thực sự có ích khi nó được đặt đúng chỗ và không khiến bạn cảm thấy khó chịu hay mệt mỏi. Học cách từ chối với những lời đề nghị phi lý, những việc ngoài khả năng sẽ giúp bạn thoải mái hơn, có thời gian để nghỉ ngơi và không bị lợi dụng.
Tôn trọng cảm xúc và làm những điều mà mình cảm thấy thoải mái sẽ giúp bạn biết cách yêu thương bản thân nhiều hơn. Không ai có thể sống thay bạn, vì thế trước khi giúp đỡ ai đó, hãy xem xét tâm trạng, suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của chính mình.
Việc yêu thương bản thân còn giúp hạn chế được căng thẳng và những vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm,… Bên cạnh đó, cần quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng.
Hội chứng người tốt có thể hình thành từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, cách giáo dục không phù hợp hay những trải nghiệm trên thực tế. Khi đã áp dụng các phương pháp tự khắc phục nhưng không hiệu quả, lúc này cần nhắc sử dụng biện pháp tham vấn tâm lý.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hội chứng mà chuyên gia tâm lý sẽ áp dụng các liệu pháp trị liệu khác nhau như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp cá nhân, liệu pháp thôi miên, liệu pháp nhóm,…
Thông qua tham vấn với các chuyên gia, người mắc hội chứng sẽ có thể dễ dàng nhìn nhận ra được những sai lầm trong suy nghĩ và niềm tin của bản thân, từ đó điều chỉnh theo chiều hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần phải kiên trì trong một khoảng thời gian dài để đạt được hiệu quả.
Hội chứng người tốt dùng để chỉ các đặc điểm tính cách, hành vi của một số người luôn cố gắng làm vừa lòng người khác. Đối với mọi người họ đều là những người tử tế và phóng khoáng, tuy nhiên thực tế ẩn sâu bên trong họ là tâm lý tự ti, lo âu và yếu đuối.
Xem thêm: Chứng sợ lửa (Pyrophobia) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.