Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hội chứng Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị

Ngày 24/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng Parkinson là một tình trạng thoái hoá mạn tính tiến triển, thường thấy ở những người cao tuổi, đặc biệt là từ 60 tuổi trở nên. Hội chứng này làm giảm khả năng đi lại, chân tay run cứng… và các vấn đề liên quan đến rối loạn vận động. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng Parkinson là gì?

Vậy hội chứng Parkinson là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng này ra sao? Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các vấn đề này ngay nhé!

Hội chứng Parkinson là gì?

Hội chứng Parkinson là một loại thuật ngữ dùng để chỉ những người bệnh nhân có biểu hiện giống bệnh Parkinson như run tay, đi lại chậm chạp, chân tay run cứng… Nhưng bệnh Parkinson là do sự thiếu hụt Dopamine khi các tế bào sản sinh Dopamine trong não bị tổn thương hoặc chết.

Hội chứng Parkinson còn được gọi là Parkinson thứ phát. Xuất hiện hội chứng này là do sự mất cân bằng giữa hai chất dẫn truyền thần kinh Dopamine và chất ức chế dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Đây có thể là do trạng thái thiếu máu não mãn tính như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch cảnh, thoái hoá cột sống cổ; chấn thương não, viêm màng não, u não, đột quỵ, hoặc là do tác dụng phụ của thuốc điều trị, nhiễm độc hoá chất…

Hội chứng Parkinson khác với bệnh Parkinson. 

Hội chứng Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị 1 Hội chứng Parkinson là hội chứng liên quan đến hệ thần kinh trong bộ não

Nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng Parkinson

Dưới đây là nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng Parkinson. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây ra hội chứng Parkinson

Cho đến nay, với bệnh Parkinson các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được kết luận về nguyên nhân gây bệnh làm thiếu hụt Dopamine trong não. Nhưng với hội chứng Parkinson thì có nhiều nguyên nhân khác nhau được chia ra làm nhiều thể. Cụ thể: 

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần, trị buồn nôn…
  • Một số bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh như: Bệnh teo đa hệ thống, bệnh mất trí nhớ thể Lewy hay bệnh bại liệt tiến triển.
  • Do các chấn thương vùng đầu thường lặp đi lặp lại, điển hình như chấn thương ở những người chơi đấm bốc.
  • Do tiếp xúc với các độc tố như khí CO, chất độc Xyanua, mangan, thuỷ ngân, dung môi hữu cơ, carbon monoxide, carbon disulfide…
  • Các loại tổn thương não bộ như có khối u, tụ dịch trong não, viêm não, viêm màng não, thoái hóa thần kinh với tích tụ sắt trong não, đột quỵ.
  • Các loại bệnh rối loạn chuyển hoá như suy gan mãn tính hay bệnh Wilson, suy giảm tuyến cận giáp và giả tuyến cận giáp, giảm bạch cầu ngoại tủy.
  • Sử dụng chất ma tuý quá liều.
Hội chứng Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị 2 Bệnh bại liệt tiến triển là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng Parkinson

Triệu chứng của hội chứng Parkinson

Hội chứng Parkinson bao gồm những triệu chứng sau:

  • Biểu hiện run: Có đặc điểm là tăng khi nghỉ và giảm khi hoạt động.
  • Giảm đi biểu cảm trên khuôn mặt, nét mặt đờ đẫn, vô cảm.
  • Cứng các cơ: Khó quay cổ, xoay người hay là trở mình khi nằm.
  • Khó khăn trong việc bắt đầu và kiểm soát chuyển động.
  • Cứng tay chân và toàn thân.
  • Cử động yếu hoặc mất (tình trạng tê liệt).
  • Sa sút trí tuệ, lú lẫn và có thể mất trí nhớ.
  • Một số triệu chứng không điển hình: Giảm vận động mắt, rối loạn chức năng tự động như hạ huyết áp tư thế, kém tự chủ khi tiểu tiện.

Ảnh hưởng của hội chứng Parkinson với sức khỏe

Một số vấn đề mà người bệnh có thể gặp phải khi mắc hội chứng Parkinson như:

  • Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động.
  • Trong ăn uống khó nuốt.
  • Bị khuyết tật.
  • Tác dụng phụ của thuốc sử dụng khi điều trị hội chứng này.
  • Bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
  • Có cục máu đông trong tĩnh mạch sâu.

Vậy khi nào cần phải đến gặp bác sĩ? Hãy đi gặp bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng của hội chứng Parkinson xuất hiện hay các triệu chứng quay lại và ngày càng tồi tệ hơn. Có thể xuất hiện các triệu chứng mới, cụ thể:

  • Bị chóng mặt, ảo giác xuất hiện.
  • Bị rối loạn chức năng tâm thần.
  • Bị buồn nôn, ói mửa.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
  • Cách vận động, cử động trong vô thức, lẫn lộn hoặc bị mất phương hướng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên rối loạn thần kinh lâu dài thì cần theo dõi cẩn thận, nên đi khám bác sĩ khi cần để có thể phòng ngừa sự phát triển của hội chứng Parkinson.

Hội chứng Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị 3 Run tay là triệu chứng điển hình của hội chứng Parkinson

Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị

Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị hội chứng Parkinson sẽ dựa vào những nguyên nhân và các triệu chứng của hội chứng. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Cách chẩn đoán hội chứng Parkinson

Việc chẩn đoán hội chứng Parkinson sẽ dựa vào các triệu chứng trên lâm sàng và tiền sử bệnh của người bệnh cũng như người thân trong gia đình. Bác sĩ sẽ quan sát một số biểu hiện lâm sàng của hội chứng Parkinson trên người mắc hội chứng này như:

  • Một số chuyển động bắt đầu hoặc dừng trở nên khó.
  • Bị căng cơ.
  • Các tư thế đi, đứng, ngồi… gặp vấn đề.
  • Đi lại chậm chạp, lộn xộn.
  • Có biểu hiện run.

Với các phương pháp xét nghiệm có thể được chỉ định thì nhằm xác nhận hoặc loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Phương pháp điều trị hội chứng Parkinson

Phương pháp điều trị hội chứng Parkinson sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể là: 

  • Đối với tình trạng của hội chứng là do tác dụng phụ của một số thuốc thì có thể thay đổi hoặc ngừng thuốc. 
  • Đối với tình trạng do tổn thương não: Điều trị tốt tình trạng đột quỵ hoặc có thể làm giảm các dấu hiệu nhiễm trùng nhằm ngăn chặn tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
  • Đối với tình trạng khó thực hiện các hoạt động hàng ngày có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc sử dụng để điều trị tình trạng này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cần có những thói quen sinh hoạt lành mạnh, cụ thể:

  • Thường xuyên tập thể dục với các bài tập như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, dưỡng sinh… cố gắng duy trì hoạt động thể chất. 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, hút thuốc lá.
  • Chủ động tạo ra một môi trường sống, nơi làm việc an toàn để tránh trường hợp ngã do khả năng đi lại đã suy yếu.
  • Người mắc hội chứng Parkinson cần lạc quan, tích cực, điều tiết cảm xúc bởi vì nó có ảnh hưởng rất lớn trong việc điều trị, nên trò chuyện, tâm sự với những người đáng tin cậy, với những thành viên trong gia đình. 
  • Duy trì lối sống tích cực như nuôi thú cưng, đọc sách, nghe nhạc,làm vườn… làm những điều cảm thấy thích và thoải mái.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh nguồn gốc thảo dược.
  • Phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Phải liên hệ ngay đến bác sĩ khi có những bất thường trong giai đoạn điều trị.
  • Nên thăm khám định kỳ để theo dõi tình hình sức khoẻ, quá trình điều trị hội chứng.
Hội chứng Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị 4 Tập thể dục hàng ngày để cải thiện độ cứng cũng như sự mềm dẻo của các cơ, khớp

Như vậy, hội chứng Parkinson là một hội chứng liên quan hệ thần kinh mà đối tượng chủ yếu là người cao tuổi. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích về hội chứng này. Hãy truy cập vào trang web Nhà Thuốc Long Châu để có những thông tin bổ ích về sức khỏe.

                                                                                                  Ánh Vũ

                                                                                    Nguồn tham khảo: Vinmec

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm