Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó con người ngày càng chịu nhiều áp lực hơn về cả vấn đề gia đình, xã hội và cộng đồng. Các mối bận tâm càng nhiều, càng nhiều mối lo lắng kéo theo đã góp phần tạo nên một áp lực vô hình đè nặng lên bất kỳ cá thể nào, đồng nghĩa với đó là các vấn đề về bệnh lý tâm thần, vấn đề tâm lý cũng ngày càng tăng lên. Một trong số đó là bệnh lý liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu.
Nhận biết được rối loạn lo âu đang là một thực trạng khá phổ biến hiện nay, vậy nên, Nhà thuốc Long Châu hy vọng sẽ cung cấp phần nào kiến thức căn bản về hội chứng rối loạn lo âu cũng như các biện pháp phòng ngừa. Hy vọng quý độc giả cùng theo dõi tới cuối bài viết sau.
Trước tiên, phải hiểu thế nào là lo lắng. Vậy lo lắng là gì? Hiểu một các đơn giản, lo lắng là biểu hiện phản ứng của con người trước những khó khăn và những mối đe dọa của tự nhiên, con người và xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua nó. Lo lắng như là một tín hiệu báo động, cảnh báo trước các mối nguy hiểm có khả năng xảy ra, đòi hỏi con người phải đưa ra những giải pháp để đương đầu với nó.
Lo âu bệnh lý là lo âu một cách quá mức hoặc dai dẳng mà không tương xứng với những ảnh hưởng hay đe dọa tác động lên hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo các ý nghĩ hay hành động quá mức đến vô lý. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh và cả những người xung quanh.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn lo âu thường khó để xác định nhưng có những yếu tố tác động sau đây có thể làm tăng nguy cơ biến một lo âu thông thường thành lo âu bệnh lý sau:
Hội chứng rối loạn lo âu thường rất đa dạng, gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây, Nhà thuốc Long Châu xin liệt kê một số dạng hay gặp sau:
Rối loạn lo âu lan tỏa: Hay còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể, với đặc tính là những lo âu quá mức, dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hay hoàn cảnh đặc biệt nào xung quanh hoặc có liên quan đến các sự kiện đã không còn tính đáng lưu tâm nữa. Rối loạn này thường liên quan đến các stress dai dẳng, liên tục, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng trở thành mãn tính gây ra ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của người bị bệnh.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Người mắc rối loạn này thường có những suy nghĩ ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại không thể kiểm soát, như hành vi rửa tay liên tục, lau dọn, sắp xếp đồ đạc liên tục vì sợ vi khuẩn, vi trùng… Những hành vi ám ảnh lặp lại liên tục này chiếm hầu hết thời gian và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, các hoạt động xã hội, các mối quan hệ của người bệnh.
Cưỡng chế là các hành vi lặp đi lặp lại (rửa tay, sắp xếp, kiểm tra…). Ám ảnh là những ý nghĩ lặp đi lặp lại (việc bị lây bệnh, nghi ngờ điều gì đó…). trong hầu hết các trường hợp, người bệnh cảm thấy bó buộc cần phải thực hiện hành vi cưỡng chế nào đó để giảm sự đau khổ đi kèm ám ảnh. Ví dụ, người bị ám ảnh lây bệnh sẽ có hành động như rửa tay liên tục để giảm sự ám ảnh kia đi. Cả ám ảnh và hành vi cưỡng chế sẽ gây mất tập trung dẫn đến giảm hiệu quả làm việc nên họ có xu hướng tránh né các hoạt động, sự kiện khiến họ lo âu. Từ đó, làm hạn chế các hoạt động xã hội, hạn chế các mối quan hệ của họ.
Rối loạn hoảng loạn: Được đặc trưng bởi tình trạng hoảng loạn cực độ, diễn ra bất ngờ, kết thúc nhanh, phản ứng cơ thể dữ dội qua các hiện tượng như đau ngực, đau tim, khó thở... Bởi vậy, người bệnh thường không thích ở những nơi khiến họ dễ rơi vào cảm giác hoảng sợ. Khi biểu hiện hoảng sợ còn lấn át họ, họ có thể phản ứng lại bằng cách cố thủ trong nhà, tránh giao tiếp xã hội. Rối loạn hoảng sợ biểu hiện ở mỗi cá thể có thể khác nhau, những biểu hiện ban đầu thường là đau ngực, nhịp tim nhanh, choáng váng, nghẹt thở... Nặng hơn, người bệnh đôi khi còn cảm thấy sợ chết, phát điên...
Rối loạn lo âu xã hội: Đặc trưng bởi sự lo lắng, hoảng sợ quá mức với mọi việc diễn ra hàng ngày, nhất là khi họ bị bẽ mặt hoặc xấu hổ trước đám đông vì sự biểu hiện của họ không được như kỳ vọng, ví dụ như sợ phát biểu trước đám đông, sợ gặp người lạ, sợ ánh đèn sân khấu...
Dưới đây là các biểu hiện chung khi bị hội chứng rối loạn lo âu:
Các triệu chứng của hội chứng rối loạn lo âu nếu không được phát hiện và nhận biết kịp thời, để lâu kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người bệnh, đồng thời gây ảnh hưởng đến cả người xung quanh, gia đình và xã hội. Vậy nên, để giúp thoát khỏi tình trạng này, người bệnh nên kết hợp áp dụng cả điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu hy vọng quý độc giả có cái nhìn khách quan nhất về hội chứng rối loạn lo âu. Đồng thời, hy vọng bạn đọc đang gặp các vấn đề liên quan đến hội chứng lo âu có thể tìm cho mình giải pháp phù hợp nhất để loại bỏ những áp lực, căng thẳng và sự lo lắng. Khi nhận thấy mình đang có những dấu hiệu cảnh báo trên cần đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị, tránh trường hợp khiến cho bệnh kéo dài dai dẳng trở thành bệnh mãn tính, để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống hàng ngày, cũng như sức khỏe của bản thân.
Ánh Vũ
Nguồn: Medlatec.vn, Vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.