Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hội chứng Rotator cuff là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 26/04/2024
Kích thước chữ

Cánh tay bạn có những lúc đau nhức, khó khăn khi cử động, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động như nâng cao, xoay vai? Nếu câu trả lời là có, bạn có thể đang phải đối mặt với hội chứng Rotator cuff, một vấn đề về khớp vai ngày càng phổ biến. Vậy hội chứng Rotator cuff là gì?

Hội chứng Rotator cuff là tình trạng tổn thương dẫn đến đau nhức và hạn chế vận động. Hiểu rõ về hội chứng này sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, bảo vệ khớp vai khỏe mạnh và linh hoạt.

Hội chứng Rotator cuff là gì?

Hội chứng Rotator cuff là tình trạng tổn thương gân và cơ bắp bao quanh khớp vai, dẫn đến đau nhức, hạn chế vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Gân và cơ bắp cụm cơ chóp xoay đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và giúp vai cử động linh hoạt.

hoi-chung-rotator-cuff-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri 1.jpg
Hội chứng Rotator cuff là tình trạng tổn thương gân và cơ bắp bao quanh khớp vai

Hội chứng Rotator cuff là tình trạng xảy ra ở các cơ gân của chóp xoay, thường gặp nhất là do rách cơ. Điều này sẽ khiến bệnh nhân không thể dễ dàng xoay vai và nâng đồ vật một cách dễ dàng. Có hai loại rách cơ chóp xoay:

  • Rách một phần gân cơ: Một cơ trong nhóm cơ chóp xoay bị sờn hoặc bị tổn thương.
  • Rách toàn phần gân cơ: Tình trạng tất cả các gân chóp xoay bị đứt hoàn toàn khỏi phần xương.

Nguyên nhân gây nên hội chứng Rotator cuff

Hội chứng Rotator cuff xảy ra do tổn thương gân và cơ bắp bao quanh khớp vai, thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

Hoạt động quá mức

  • Lặp đi lặp lại các động tác: Việc thường xuyên thực hiện các động tác đòi hỏi sử dụng vai nhiều, đặc biệt là nâng cao, xoay tròn, ném mạnh, có thể dẫn đến mài mòn và rách gân Rotator cuff. Các môn thể thao như bóng chày, bóng rổ, bơi lội, tennis là những ví dụ điển hình.
  • Chấn thương đột ngột: Va đập mạnh vào vai, ngã sấp mặt…, có thể gây tổn thương gân rotator cuff cấp tính, dẫn đến rách hoặc chấn thương bong gân.

Thoái hóa theo tuổi tác

  • Thoái hóa tự nhiên: Theo thời gian, gân và cơ bắp Rotator cuff trở nên yếu ớt, dễ bị tổn thương bởi các hoạt động thông thường. Quá trình thoái hóa này diễn ra tự nhiên ở mọi người, nhưng thường trở nên nghiêm trọng hơn sau tuổi 40.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có thể có nguy cơ cao mắc hội chứng Rotator cuff do di truyền, khiến gân Rotator cuff yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Rotator cuff bao gồm:

  • Giới tính: Đối với nam giới sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn nữ giới.
  • Nghề nghiệp: Những công việc đòi hỏi vận động vai nhiều, chẳng hạn như công nhân xây dựng, thợ sơn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tình trạng bệnh lý khác: Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Rotator cuff.
hoi-chung-rotator-cuff-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri 2.jpg
 Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Rotator cuff

Hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ sức khỏe khớp vai.

Các triệu chứng của hội chứng Rotator cuff

Triệu chứng của hội chứng chóp xoay Rotator cuff thường đa dạng tùy thuộc vào từng loại chấn thương cụ thể. Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau đây, có thể nghi ngờ mắc hội chứng Rotator cuff:

  • Đau cung vai hoặc có tiếng kêu lách cách khi nâng cánh tay lên cao qua vai hoặc khi cánh tay vòng qua đầu.
  • Đau vai có thể lan từ chỏm vai đến khuỷu tay.
  • Đau khi áp lực được đặt lên vai bị tổn thương, đặc biệt là khi nằm nghiêng về phía đó.
  • Đau vai lan ra các vùng khác (đặc biệt là với các chấn thương nặng).
  • Yếu đứt cơ vai hoặc đau khi cố gắng sử dụng hoặc nâng đồ vật.
  • Đau khi cố gắng đưa tay ra phía sau lưng hoặc đầu.
  • Đau khi thực hiện các hành động như cài dây an toàn.

Phương pháp điều trị hội chứng Rotator cuff

Phương pháp điều trị hội chứng Rotator cuff sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị bảo tồn

  • Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động gây đau nhức cho vai để giảm viêm và tạo điều kiện cho gân Rotator cuff phục hồi.
  • Chườm đá: Chườm đá 15 đến 20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày để giảm đau và sưng.
  • Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc paracetamol hoặc thuốc ibuprofen để giảm đau tạm thời.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp chúng ta tăng cường sức mạnh và khả năng vận động của bả vai, cải thiện phạm vi chuyển động và giảm đau.
  • Tiêm steroid: Tiêm steroid vào khớp vai có thể giúp giảm viêm và đau trong ngắn hạn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc khi rách Rotator cuff nghiêm trọng.

  • Phẫu thuật nội soi khớp vai: Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất để sửa chữa rách Rotator cuff. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ trên vai và đưa camera nhỏ cùng dụng cụ phẫu thuật vào khớp vai để sửa chữa gân bị rách.
  • Phẫu thuật mở: Phương pháp này được sử dụng cho những trường hợp rách Rotator cuff phức tạp hoặc khi phẫu thuật nội soi không thể thực hiện.
hoi-chung-rotator-cuff-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri 3.jpg
Phẫu thuật mở được sử dụng cho những trường hợp rách Rotator cuff phức tạp

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật Rotator cuff rất quan trọng để giúp bạn lấy lại đầy đủ khả năng vận động và sức mạnh của vai. Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện phạm vi chuyển động và giảm nguy cơ tái phát.

Một số điều bạn cần lưu ý như sau: Thời gian phục hồi sau phẫu thuật Rotator cuff thường mất vài tháng và trong thời gian phục hồi, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó việc trở lại các hoạt động thể thao hoặc lao động nặng cũng cần được bác sĩ cho phép.

Trên đây là những thông tin về hội chứng Rotator cuff. Hội chứng Rotator cuff là một vấn đề về khớp vai phổ biến, nhưng có thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bạn giảm đau, cải thiện chức năng vai và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Các loại chấn thương vai thường gặp

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin