Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều sợ và chán ghét những thứ bẩn thỉu, đầy vi khuẩn. Mức độ ghét bỏ sự bẩn tùy thuộc vào mỗi cá nhân, có nhiều người bị ám ảnh bởi những thứ bẩn thỉu đến mức họ luôn có cảm giác khắp mọi nơi đều có vết bẩn, và họ tìm đủ mọi cách để ngăn bản thân mình tiếp xúc với vết bẩn hoặc vi khuẩn. Trường hợp này được gọi là hội chứng sợ bẩn (Mysophobia).
Người mắc hội chứng sợ bẩn (Mysophobia) thường có cảm xúc hoảng loạn, lo lắng, bài xích những sự vật, sự kiện hay suy nghĩ có liên quan đến bụi bẩn và vi khuẩn. Họ có thể làm đủ mọi cách kể cả những cách cực đoan, gây tổn thương đến bản thân họ để thoát khỏi cảm giác bụi bẩn và vi khuẩn quanh mình. Để bổ sung thêm kiến thức về hội chứng sợ bẩn chẳng như các triệu chứng, nguyên nhân, cách khắc phục hội chứng này, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Hội chứng sợ bẩn hay hội chứng sợ vi khuẩn có tên khoa học là Mysophobia, dùng để diễn tả tình trạng rối loạn lo âu, ám ảnh sợ hãi quá mức của một người đến những sự vật, sự việc có liên quan đến vết bẩn và vi khuẩn. Những người mắc hội chứng sợ bẩn luôn trong trạng thái hoảng sợ, lo lắng, ghê tởm khi phải chạm vào, tiếp xúc hoặc nghĩ đến những vật dơ bẩn và nhiễm nhiều khuẩn. Thậm chí không cần tiếp xúc trực tiếp, chỉ cần suy nghĩ thoáng qua về vi khuẩn cũng có thể khiến họ rơi vào trạng thái hoảng sợ, mất kiểm soát hành vi và cảm xúc.
Tuỳ thuộc vào mức độ của hội chứng sợ bẩn mà có những ảnh hưởng khác nhau đến người mắc phải. Mặc dù họ có thể ý thức hành động, cảm xúc của mình đối với vết bẩn hay vi khuẩn có hơi thái quá so với những người bình thường nhưng họ không thể ngăn bản thân rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo lắng, tìm mọi cách để tránh xa tác nhân đó.
Người mắc hội chứng sợ bẩn cũng có thể liên quan đến một số rối loạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hay rối loạn lo âu ám ảnh sợ hoặc mặc kèm một số hội chứng khác như hội chứng sợ bừa bộn (Ataxophobia), hội chứng sợ vật nhỏ bé (Microphobia), hội chứng sợ động vật (Zoophobia)...
Ai cũng có khả năng mắc hội chứng sợ bẩn, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Tuy nhiên dựa trên đánh giá từ những ca mắc bệnh vẫn có thể đưa ra một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bẩn.
Môi trường sống quyết định rất nhiều đến tư duy, nhận thức và sự phát triển tâm thần của mỗi người. Nếu từ nhỏ, bạn được sống trong môi trường coi trọng văn hoá sạch sẽ, có những quy tắc nghiêm ngặt về giữ gìn vệ sinh thì có thể bạn sẽ dễ hình thành sự ám ảnh về sự sạch sẽ, có nguy cơ mắc hội chứng sợ bẩn cao hơn bình thường. Ngược lại, nếu bạn có tuổi thơ cơ cực, sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, nhiều vi khuẩn, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc hội chứng này khi trưởng thành.
Những ký ức đen tối, tồi tệ có liên quan đến bụi bẩn, vi khuẩn chẳng hạn như bị ép ăn thức ăn ôi thiu, bị nhốt trong những nơi tối tăm, ẩm thấp hoặc chứng kiến các hành vi bẩn thỉu, tạo nên những chấn thương tâm lý từ đó hình thành nên hội chứng sợ bẩn.
Nghiên cứu trên những gia đình có người mắc hội chứng sợ bẩn cho thấy, tỷ lệ cao các thành viên trong gia đình đều có tiền sử gia đình mắc hội chứng Mysophobia. Vậy chứng tỏ, di truyền có thể là một yếu tố thúc đẩy việc hình thành hội chứng này. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm ra cơ chế di truyền và những gen nào tham gia vào quá trình này.
Người bị OCD có những ám ảnh nghiêm trọng đối với việc sạch sẽ, bài xích những thứ bẩn thỉu, có những suy nghĩ và hành vi cưỡng chế như rửa tay liên tục, dọn dẹp để làm sạch bản thân và môi trường xung quanh. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bẩn, nhưng không phải ai mắc hội chứng sợ bẩn đều bị OCD.
Đối với những người mắc hội chứng sợ bẩn thì bất kỳ điều gì liên quan đến bụi bẩn và vi khuẩn đều là nỗi ám ảnh kinh khủng với họ. Một số triệu chứng tiêu biểu của hội chứng sợ bẩn:
Những biểu hiện này diễn ra trong một khoảng thời gian dài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày, hạn chế những cơ hội học tập, làm việc, giao tiếp trong xã hội,… Những người mắc hội chứng này có xu hướng cô lập bản thân, sống khép kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người và xã hội, tăng khả năng stress và mắc các bệnh tâm lý khác.
Người mắc hội chứng Mysophobia phải trải qua những cảm xúc rất mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần rất nhiều. Tuy nhiên hội chứng này vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn thông qua liệu pháp tâm lý kết hợp dùng thuốc và những kỹ thuật thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
Liệu pháp tâm lý là cách tốt nhất để điều trị các hội chứng về nỗi sợ nói chung và hội chứng sợ bẩn nói riêng. Việc áp dụng các liệu pháp tâm lý mang lại hiệu quả tích cực tuy nhiên quá trình này diễn ra trong một thời gian tương đối dài, yêu cầu người bệnh phải đủ kiên nhẫn và nỗ lực để vượt lên chính bản thân mình. Hãy đảm bảo quá trình tư vấn tâm lý được diễn ra ở những trung tâm uy tín và được thực hiện bởi những nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm lý.
Một số liệu pháp tâm lý được sử dụng phổ biến hiện nay như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp thôi miên,…
Thuốc thường dùng trong trường hợp mắc hội chứng Mysophobia đi kèm các triệu chứng về tâm thần, trầm cảm, rối loạn tâm lý,… Bởi thuốc chỉ có tác dụng giảm nhẹ hành vi cưỡng chế bản thân, giảm nhẹ cảm xúc hoảng loạn, hỗ trợ điều trị giấc ngủ chứ thuốc không có tác dụng loại bỏ nỗi sợ của bạn.
Một số loại thuốc có thể dùng như thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta, thuốc an thần…Quá trình dùng thuốc nên được kết hợp với liệu pháp tâm lý và đảm bảo sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng dùng thuốc, tránh lạm dụng thuốc để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, rút ngắn thời gian trị liệu.
Yoga, thiền hay tập hít thở là những bài tập được các chuyên gia khuyến cáo luyện tập ở những người mắc hội chứng sợ bẩn. Các bài tập này giúp giảm căng thẳng, lo âu, giảm suy nghĩ tiêu cực, thư giãn đầu óc, giúp hỗ trợ quá trình trị liệu diễn ra thuận lợi hơn.
Dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân, chia sẻ cùng bạn bè, tìm ra những niềm đam mê hứng thú của bản thân để cải thiện tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực có thể cải hội chứng sợ bẩn hiệu quả hơn.
Hội chứng sợ bẩn (Mysophobia) gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Nhiều người thường lầm tưởng hội chứng này với những nỗi sợ thông thường, họ có thể hiểu lầm hành vi của những người mắc bệnh là thái quá và có những cái nhìn không đúng về người mắc hội chứng sợ bẩn. Hãy bổ sung thêm những kiến thức về hội chứng Mysophobia, quan tâm và chú ý đến mọi người xung quanh để kịp thời phát hiện ra bệnh và sớm điều trị mang lại cuộc sống lành mạnh, vui khoẻ cho người bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.