Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng truyền máu song thai (TTTS) là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, xảy ra do sự hình thành các mạch máu nối bất thường giữa hai thai nhi. TTTS có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả hai thai nhi, bao gồm tử vong.
Hội chứng truyền máu song thai (TTTS) là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, thường gặp ở các cặp song sinh cùng trứng có chung một bánh nhau nhưng hai buồng ối riêng biệt. Hội chứng này xảy ra do sự hình thành các mạch máu nối bất thường giữa hai thai nhi, dẫn đến tình trạng một thai nhi nhận quá nhiều máu và chất dinh dưỡng, trong khi thai nhi kia bị thiếu máu và chất dinh dưỡng.
Trong quá trình mang thai, hội chứng truyền máu song thai (hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Twin-twin Transfusion Syndrome – TTTS) là một biến chứng đặc biệt xuất hiện khi người mẹ mang bầu một cặp sinh đôi cùng trứng, chia sẻ một bánh nhau nhưng lại ở trong hai túi ối riêng biệt. Đây là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thai kỳ.
Theo thông tin từ Hiệp hội TTTS Hoa Kỳ, khoảng 15% trường hợp mang thai song sinh cùng bánh nhau đối mặt với hội chứng này. Tất cả những thai phụ mang thai song sinh chung một bánh nhau đều đối diện với rủi ro nguy hiểm liên quan đến sức khỏe.
85% trường hợp song thai một bánh nhau có sự kết nối truyền máu giữa hai thai nhi trong bánh nhau. Đặc điểm này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hội chứng truyền máu song thai (TTTS).
Sản phụ mắc TTTS trải qua việc thai nhi phát triển chậm trong tử cung, dẫn đến tử vong thai nhi và sinh non. Tỉ lệ mắc TTTS là 0,1 - 1,9/1000 trẻ mới sinh và nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80 - 100% trước 26 tuần thai.
Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ sản khoa người Đức Friedrich Schatz vào năm 1875 và chỉ xuất hiện trong 5 - 10% trường hợp song thai một bánh nhau. Nguyên nhân chính của việc hội chứng này chỉ phát triển trong một số trường hợp còn đang là một điều bí ẩn, có thể liên quan đến số lượng và đặc điểm của các mạch máu thông nối. Mạch máu này giúp máu từ một thai nhi truyền vào thai nhi kia với tốc độ chậm và liên tục, tạo nên một quá trình tiến triển chậm chạp. Theo nghiên cứu, TTTS thường xuất hiện sớm nhất vào tuần thứ 13 của thai kỳ và thường xảy ra trong ba tháng giữa thai kỳ.
Nhau thai là một cơ quan hoạt động tích cực để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, phát triển đồng bộ với sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, đôi khi, do những nguyên nhân không rõ, lưu lượng máu trong các mạch máu nhau thai phát triển theo một mô hình không bình thường. Kết quả có thể là sự mất cân bằng trong lưu thông máu, khi một em bé nhận nhiều máu hơn qua dây rốn, trong khi em bé khác lại nhận ít máu hơn. Đây cũng chính là hội chứng truyền máu song thai.
Bệnh này xuất phát từ sự không cân bằng huyết động giữa thai cho và thai nhận, nên còn được biết đến với tên gọi là hội chứng chênh lệch thể tích buồng ối. Đối với cặp song sinh, một động mạch không đúng hướng máu giữa hai bào thai có thể gây ra tình trạng thiếu máu nặng ở một thai và tăng máu ở thai còn lại. Thai nhi bị thiếu máu có thể gặp vấn đề như thiểu niệu, thiểu ối và chậm tăng trưởng. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến sinh non và tỷ lệ tử vong thai nhi là 40%, sơ sinh lên đến 60%.
Khi có sự mất cân bằng huyết động giữa hai bào thai sẽ xảy ra trường hợp đa ối và thiểu ối. Trong khoảng thai tuần thứ 20, người mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện của hội chứng truyền máu song thai như sau:
Trẻ mắc hội chứng truyền máu song thai có thể gặp các triệu chứng thiểu ối và chậm phát triển. Các triệu chứng này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hội chứng. Theo thời gian, lượng nước ối sẽ giảm dần, dẫn đến thai nhi bị màng ối bó chặt. Khi siêu âm, có thể thấy thai nhi dính vào thành tử cung, hạn chế khả năng thay đổi tư thế và cử động.
Thai nhi nhận quá nhiều máu sẽ bị đa ối, phù nề, suy tim. Nếu không được điều trị, thai nhi có nguy cơ tử vong cao (tỷ lệ thai lưu lên đến 40%, tỷ lệ tử vong sau khi chào đời có thể lên đến 60%).
Lựa chọn phương pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai (TTTS) phụ thuộc vào giai đoạn và tuổi thai khi chẩn đoán. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định trong TTTS bao gồm:
Những thai phụ mang thai song sinh cùng trứng cần được theo dõi thường xuyên tại các cơ sở y tế có khoa sản chuyên khoa, bắt đầu từ tuần thai thứ 16 đến lúc chuẩn bị đi sinh.
Mặt khác, ít nhất 2 tuần một lần, thai phụ cần thực hiện siêu âm màu Doppler để phát hiện sớm hội chứng truyền máu song thai (TTTS). Bởi vì, cơ hội chữa trị TTTS cao hơn nếu được chẩn đoán trước khi thai nhi 20 tuần tuổi. Sau khi thai nhi 24 tuần tuổi, việc can thiệp trở nên khó khăn và tỷ lệ thành công thấp.
Các dấu hiệu siêu âm Doppler có thể giúp phát hiện TTTS bao gồm:
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy TTTS có thể khiến trẻ có dấu hiệu bị tổn thương hệ thần kinh.
Vì vậy, khi chăm sóc cho thai nhi bị truyền máu song thai sau sinh cần chú ý các vấn đề sau:
Hi vọng bài viết trên đây của Nhà thuốc Long Châu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng truyền máu song thai. Với sự phát triển của y học hiện đại, tiên lượng sống của trẻ bị TTTS đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần nắm rõ các kiến thức về hội chứng này để có thể phát hiện và bảo vệ kịp thời sức khỏe của trẻ.
Xem thêm: Hội chứng Mittelschmerz: Nguyên nhân và triệu chứng
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.