Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ. Với thời công nghệ hiện đại mẹ bỉm có thể vắt sữa và lưu trữ sữa trong một thời gian dài mà không lo sữa bị thừa không sử dụng kịp. Tuy vậy một số mẹ bỉm vẫn còn e ngại với cách làm này. Và đặt ra nghi vấn sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không?
Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không đang là nỗi băn khoăn của hầu hết những bà mẹ bỉm sữa hiện nay. Do thời gian bận rộn, mẹ lựa chọn cách vắt sữa để có thể lưu trữ số lượng sữa mà mẹ có. Bạn hãy cùng Long Châu tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc trên nhé!
Từ lâu chúng ta đã biết sữa mẹ là nguồn thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng nhất cho trẻ. Đó cũng chính là bước đệm giúp bé phải triển cả trí tuệ và tinh thần. Sữa mẹ chứa một lượng đường tương đối bao gồm cả đường đơn và đường đôi. Lượng chất này giúp trẻ dễ hấp thu, đặc biệt là trẻ sơ sinh, song đây cũng là loại chất dễ lên men và nhanh chóng bị biến đổi bên ngoài môi trường.
Sữa mẹ để bên ngoài môi trường lâu có nguy cơ bị biến chất, mất đi phần nào đó lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Khi uống bé rất dễ mắc các bệnh về đường ruột như: Tiêu chảy, viêm ruột, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Nguyên nhân đến từ việc trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ nhạy cảm. Thời gian lưu trữ sữa mẹ hợp lý nhất sẽ là:
Lưu ý: Trước khi cho trẻ bú sữa mẹ qua thời gian lưu trữ mẹ nên làm ấm sữa. Không nên đun sôi hay quay lò vi sóng vì rất dễ làm mất hết những chất có trong sữa trong môi trường nhiệt độ cao.
Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không? Câu trả lời sẽ là không. Tuy nhiên, các giá trị dinh dưỡng sẵn có trong sữa sẽ bị mất đi nếu không biết cách bảo quản sữa mẹ hợp lý. Nếu chú trọng vào khâu bảo quản sữa sau khi vắt vẫn đảm bảo được chất lượng và đôi khi sẽ tốt hơn rất nhiều lần sữa công thức.
Theo các chuyên gia, sữa mẹ vắt ra để vào tủ đông, các tế bào bạch cầu và lượng vitamin C có thể sẽ bị giảm sút nhưng tổng hàm lượng protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là kháng thể vẫn sẽ được đảm bảo.
Sữa mẹ sau khi vắt nên được để vào những túi trữ sữa chuyên dụng. Không nên sử dụng các loại túi ni lông đựng thực phẩm. Vì chất tạo nên những loại túi này là chất tái chế, khi tiếp xúc với sữa mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến lượng chất trong sữa.
Nếu sữa mẹ ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần để ra ngoài cho sữa nguội về nhiệt độ phòng sau đó làm ấm là có thể sử dụng ngay.
Ngược lại nếu sữa ở trạng thái đông đá, trước khi sử dụng mẹ nên để ở ngăn mát tủ lạnh để rã đông. Sau đó cho ra ngoài hâm nóng ở nhiệt độ 40 độ C. Mẹ nên sử dụng các loại máy hâm sữa chuyên dụng để đảm bảo lượng nhiệt mẹ nhé!
Sau khi hoàn thành các bước vắt sữa, mẹ nên cho bé sử dụng sữa ngay hoặc có thể để bên ngoài 1 vài giờ. Lưu ý, lúc này mẹ nên bảo quản sữa trong những lọ sạch. Nếu trường hợp sữa bị tách lớp mẹ chỉ cần lắc nhẹ bình để trộn đều các lớp là bé có thể sử dụng.
Nếu lượng sữa bé đang uống bị thừa lại mẹ nên đổ bỏ, nếu không những vi khuẩn từ miệng bé sẽ xâm nhập vào sữa.
Từ những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc về việc sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không? Vì thế hãy yên tâm mẹ nhé! Mẹ chỉ cần nên chú trọng việc bảo quản sữa để đảm bảo lượng dinh dưỡng trong sữa khi vắt ra vẫn đảm bảo.
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: medlatec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.