Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mẹ bỉm thường hút sữa để dự trữ cho con dùng sau khi sữa mẹ nhiều. Tuy nhiên, sữa để quá lâu ở môi trường ngoài sẽ bị mất chất và bị hỏng. Vậy sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu sau khi hút ra mà không bị hỏng, cách bảo quản sữa đã hút như thế nào thì an toàn cho bé sử dụng?
Nếu không biết cách bảo quản sữa mẹ sau khi đã được hút ra, sữa có thể bị mất chất, bị hỏng, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể gây tiêu chảy. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu xem sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu, các cách bảo quản sữa mẹ và sử dụng sữa mẹ đúng cách.
Trong sữa mẹ chứa nhiều đường, dễ lên men, nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường. Đạm cũng là thành phần chứa nhiều trong sữa mẹ, dễ hấp thụ với cơ thể trẻ, nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Nếu cách bảo quản chưa đúng thì sữa mẹ có thể sẽ bị hỏng. Để phân biệt sữa còn dùng được và sữa hỏng, bạn cần chú ý những dấu hiệu sau:
Sữa còn dùng được sẽ có mùi như xà phòng hoặc kim loại do sự phân tán của chất béo và sữa bị tách ra từng lớp riêng biệt. Sữa bị hư có mùi chua khó chịu, mùi lên men và bị vón cục. Vì thế sữa mẹ khi để ở môi trường bên ngoài cần được bảo quản đúng cách mới không bị hư, biến chất.
Vậy sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu thì không hỏng? Theo khuyến cáo của các tổ chức uy tín như UNICEF, WHO, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam thì thời gian bảo quản lý tưởng của sữa mẹ ở môi trường bên ngoài được xác định như sau:
Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ, bạn cần kiểm tra kĩ mùi vị, trạng thái của sữa trước khi cho bé sử dụng vì sữa hỏng sẽ gây các bệnh về hệ tiêu hóa và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Trước mỗi lần hút sữa, mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ cả dụng cụ hút sữa lẫn bình đựng sữa theo cách như sau:
Không nên sử dụng nước quá nóng khi làm ấm sữa, không tăng nhiệt độ máy hâm sữa quá cao hoặc sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì khi nhiệt độ tăng quá đột ngột có thể gây phá hủy một số chất trong sữa, khiến sữa bị mất chất.
Trước khi cho bé sử dụng, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của sữa sau khi hâm nóng để tránh tình trạng nhiệt độ quá cao gây bỏng cho bé. Để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng sữa cho trẻ, mẹ tuyệt đối không bảo quản lại lượng sữa mà trẻ bú dư hoặc hòa chung lượng sữa dư ấy vào sữa mới hút.
Bên trên là các chia sẻ về sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu cũng như cách bảo quản và rã đông sữa đúng cách, giữ nguyên chất dinh dưỡng. Các mẹ bỉm hãy lưu lại thông tin sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu để đảm bảo cho bé ti sữa an toàn tránh các bệnh đường ruột nguy hiểm nhé.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.