Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Cách bảo quản sữa mẹ khoa học và hiệu quả

Ngày 24/04/2023
Kích thước chữ

Sữa mẹ được xem là nguồn thực phẩm đầu tiên và là nguồn dinh dưỡng tốt nhất khi trẻ vừa chào đời. Sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp hệ miễn dịch của các bé được bảo vệ cũng như được phát triển một cách an toàn. Và cách bảo quản sữa mẹ khoa học và hiệu quả là điều cần thiết để đảm bảo sữa của những người mẹ được giữ nguyên dưỡng chất.

Trong sữa mẹ có chứa nhiều thành phần có lợi tăng cường bảo vệ dạ dày của bé khi chưa được phát triển toàn diện. Tùy vào từng điều kiện và nhu cầu sử dụng khác nhau mà có cách bảo quản sữa mẹ phù hợp khi sử dụng. Mục tiêu chung của việc bảo quản là tránh mất chất, an toàn vệ sinh, đảm bảo sức khỏe và phát triển của trẻ.

Sữa mẹ sau khi vắt ra để bên ngoài được bao lâu?

Để tiện lợi hầu hết ngày nay các mẹ đều sử dụng phương pháp tích trữ sữa nhưng đều có chung một thắc mắc rằng: “Sữa mẹ để được bao lâu ở bên ngoài”. Để giải đáp câu hỏi này, các nghiên cứu chuyên khoa đã khuyên rằng: 

  • Ở nhiệt độ phòng trên 26°C: Thời gian tích trữ và sử dụng tối ưu sữa mẹ trong vòng 4 giờ.
  • Sử dụng máy làm mát cách nhiệt: Thời gian bảo quản tối ưu là 24 giờ. 
  • Trong ngăn mát tủ lạnh: Thời gian tích trữ và sử dụng tối ưu trong vòng 3 ngày.
  • Trong ngăn đá tủ lạnh: Thời gian bảo quản và sử dụng tối ưu trong vòng 6 tháng.
Cách bảo quản sữa mẹ khoa học và hiệu quả 1
Tích trữ sữa đông là cách bảo quản sữa mẹ phổ biến

Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng chủ yếu là đường và đạm có lợi cho bé. Cũng chính vì thế mà cũng dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nên sữa mẹ sau khi vắt ra phải được bảo quản ngay trong tủ lạnh, không nên để sữa bên ngoài hơn 48 giờ. Ngoài đường, đạm và chất béo, trong sữa mẹ vẫn chứa một lượng nhỏ các loại vitamin như vitamin A, vitamin D, vitamin E... cùng các khoáng chất khác.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa cũng sẽ giảm dần theo thời gian chính vì vậy mà chúng ta nên biết thời gian cần thiết để bảo quản sữa mẹ khoa học, đảm bảo chất lượng sữa luôn được tốt.

Cách bảo quản sữa mẹ khoa học

Lưu ý về dụng cụ hút và trữ sữa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các vật dụng dùng để hút và trữ sữa cũng dễ dàng làm biến đổi và ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ sau khi vắt ra. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh khi sử dụng các mẹ nên tham khảo cách bảo quản sữa mẹ phù hợp. 

Các dụng cụ hút, trữ sữa phải được tiệt trùng thường xuyên. Phải dùng bình trữ sữa không BPA hoặc bình thủy tinh có nắp đậy kín tránh tình trạng đóng băng sữa. Hay các túi trữ sữa chuyên dụng được đang được sử dụng phổ biến vì tiết kiệm diện tích nơi để và hạn chế đổ vỡ.

Các thiết bị hút sữa cũng phải được làm sạch với dung dịch rửa chuyên dụng nhất, vì đó là những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với sữa. 

Cách bảo quản sữa mẹ khoa học và hiệu quả 2
Sữa mẹ được bảo quản trong bình trữ không BPA

Cách vắt sữa mẹ đúng cách

Nên vắt sữa và trữ khi ít có điều kiện cho con bú vì nếu sữa khi không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần. Vắt sữa giúp người phụ nữ dễ chịu, đỡ hiện tượng bị cương bầu vú và em bé cũng có thể dễ dàng uống sữa mẹ khi cần thiết, nhất là khoảng thời gian mới chào đời.

Các bước cần thiết để người mẹ dễ dàng tự vắt sữa cho con trẻ.

  • Bước 1: Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đựng sữa. Các loại dụng cụ này phải được sát trùng thật kỹ.
  • Bước 2: Làm sạch bầu vú, chườm khăn ấm lên bầu vú và mát xa nhẹ nhàng trong vài phút trước khi vắt.
  • Bước 3: Vắt một bên trong khoảng 5 phút, khi thấy sữa bắt đầu nhỏ giọt chậm thì chuyển sang bầu vú còn lại, sau đó vắt đều cả 2 bên.

Ngoài ra, các bà mẹ có thể sử dụng các dụng cụ và thiết bị bơm hút sữa tiện lợi. Cũng cần phải làm dịu bầu vú và sát trùng dụng cụ, thiết bị bơm hút trước khi hút sữa.

Cách bảo quản sữa mẹ khoa học và hiệu quả 3
Thiết bị giúp bơm hút sữa mẹ tiện lợi và dễ dàng  

Lưu ý khi vắt sữa

Khi vắt sữa mẹ để lưu trữ và bảo quản cần lưu ý:

  • Cần vắt sữa thành các chai hoặc túi nhỏ khoảng 60 - 120ml đủ cho một bữa uống của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.
  • Sữa khi mới vắt ra cần phải được làm lạnh ngay.
  • Không trữ lại phần sữa dư sau khi trẻ uống.
  • Không được hòa chung sữa đã trữ đông với sữa vừa mới vắt.

Cách hâm nóng và rã đông sữa

Sữa mẹ sau khi được vắt ra khỏi cơ thể khoảng thời gian 30 phút thì nhiệt độ sữa mẹ giảm. Khi cho em bé cần phải hâm nóng lại sữa, trở lại nhiệt độ gần tương đương với nhiệt độ cơ thể người.

Nhiệt độ thích hợp cho sữa mẹ là khoảng từ 37 - 40 độ C. Thông thường các máy hâm nóng sữa thông dụng đã được cài đặt sẵn ở nhiệt độ này.

Cách bảo quản sữa mẹ khoa học và hiệu quả 4
Mẹ cần hâm nóng sữa trước khi cho bé uống

Trường hợp không có máy hâm sữa chúng ta có thể sử dụng cách thủ công là dùng một cốc nước nóng có nhiệt độ tương đương và cho bình sữa mẹ cần dùng vào đó hâm nóng trong vài phút.

Khi bảo quản sữa đông lạnh, sữa sẽ có thời gian tồn tại lâu hơn. Nhưng để rã đông sữa cũng cần phải có các phương pháp hiệu quả và an toàn tránh gây hại cho bé khi sử dụng sữa.

  • Trước hết cần phải chuyển lượng sữa đông này từ ngăn làm đông xuống ngăn làm mát của tủ lạnh khoảng 24 tiếng đồng hồ.
  • Sau 24 tiếng lượng sữa này sẽ chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng và xuất hiện lớp mỏng váng dầu ở trên còn lớp sữa sẽ lắng xuống ở phần dưới. Đó là hiện tượng sữa bị tách lớp chứ không phải hư hại hay nhiễm khuẩn. Chúng ta có thể lắc nhẹ để 2 lớp trộn đều vào nhau.
  • Hâm nóng sữa đến nhiệt độ phù hợp bằng máy hâm nóng hoặc cách thủ công. Không nên để sữa quá nóng, nhiệt độ cao gây biến tính protein trong sữa mẹ và có thể gây hại nếu cho bé sử dụng. Nên sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi đã hâm nóng sữa.

Các lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

Để chất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ đảm bảo an toàn với sức khỏe của bé sau khi vắt, điều quan trọng nhất là phải biết cách bảo quản như thế nào. Sau đây là một số lưu ý bảo quản mà các mẹ nên biết:

  • Dán nhãn ngày vắt sữa bên ngoài sữa mẹ.
  • Không bảo quản sữa mẹ ở cửa tủ lạnh hoặc tủ đông. Việc này sẽ giúp sữa mẹ tránh sự thay đổi nhiệt độ từ việc đóng mở cửa.
  • Nếu không sử dụng sữa mẹ mới vắt trong vòng 4 ngày, bảo quản sữa mẹ bằng cách làm đông ngày lúc mới vắt. Điều này sẽ giúp bảo vệ chất lượng sữa mẹ.
  • Khi đông lạnh sữa mẹ hãy để lại một khoảng trống bên trên túi hay hộp đựng sữa vì sữa mẹ sẽ nở ra khi đông lạnh.
  • Trường hợp sữa mẹ bị hỏng mà trẻ vẫn được sử dụng có thể dẫn tới nôn, tiêu chảy, đau bụng...

Trên đây là các thông tin về cách bảo quản sữa mẹ khoa học và hiệu quả sau khi vắt. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích cho người đọc, nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sữa luôn được tốt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mẹ không có nhiều cơ hội cho con bú thường xuyên.

Vũ Ánh

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin