Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hỏi đáp: Suy tủy có phải ung thư máu không?

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ

Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là “Suy tuỷ có phải ung thư máu không?”. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm đáp án qua bài viết dưới đây.

Suy tuỷ là hội chứng gây tử vong đứng thứ ba trong các bệnh lý huyết học, chỉ sau ung thư máu cấp và xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là một chứng bệnh tương đối hiếm. Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm chỉ có khoảng 2 - 5 trường hợp mắc bệnh mới. Người trong độ tuổi 15 - 25 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Vậy cụ thể suy tuỷ là bệnh gì? Gây ra những biến chứng gì? Và suy tuỷ có phải ung thư máu không?

Suy tuỷ là gì?

Tuỷ xương là bộ phận tạo ra các tế bào máu gồm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu. Bạch cầu trưởng thành, nhất là bạch cầu hạt trung tính có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, vi trùng, các ký sinh trùng,... Hồng cầu có khả năng mang oxy tới các mô trong cơ thể. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu

Suy tuỷ là tình trạng chức năng của tuỷ xương bị suy giảm. Khi mắc phải hội chứng suy tuỷ, tỷ lệ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu sẽ bị suy giảm. Đồng thời tuỷ xương cũng sẽ bị các mô mỡ thay thế, làm giảm các tế bào đầu dòng tạo máu.

Hỏi đáp: Suy tủy có phải ung thư máu không?  01
Chức năng của các tế bào máu bị suy giảm khi bị suy tuỷ

Khi bị suy tuỷ, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khởi đầu như mệt mỏi, khó thở, xanh xao,... Khi bệnh đã trở nặng, tình trạng giảm tiểu cầu xảy ra, người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện về xuất huyết như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, rong kinh,... Ngoài ra, người bị suy tuỷ còn có thể có một vài biểu hiện khác như sốt, ớn lạnh, viêm họng, tái nhiễm trùng,...

Suy tủy có phải ung thư máu không?

Do suy tuỷ có những triệu chứng bệnh liên quan tới tế bào máu gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Và, người bệnh ung thư máu cũng có biểu hiện đau nhức xương và những cơn đau này đến từ tuỷ xương - nơi sản sinh ra máu. Do vậy không ít người băn khoăn không biết suy tuỷ có phải ung thư máu không?

Theo các chuyên gia, suy tuỷ và ung thư máu là 2 bệnh lý huyết học khác nhau, với tỷ lệ tử vong khi bệnh ở giai đoạn muộn lên tới hơn 50%. Tuy nhiên, sau khoảng 10 năm, 40% người bệnh suy tuỷ có thể bị tiến triển lên thành bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ (hay ung thư máu cấp dòng tuỷ).

Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy tuỷ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy tuỷ, trong đó có tới 70% trường hợp bệnh không tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, khoa học cũng chỉ ra di truyền là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra bệnh suy tuỷ xuất hiện do một số bệnh lý có tính di truyền như bệnh Fanconi, hội chứng Shwachman-Diamond, hội chứng Diamond-Blackfan, rối loạn tạo sừng bẩm sinh,...

Bên cạnh đó, một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, chống loạn nhịp, kháng giáp,... cũng có thể gây ra tình trạng suy tuỷ. Các hoá chất độc hại nếu tiếp xúc thời gian dài cũng có thể khiến con người mắc bệnh suy tuỷ. Người bị nhiễm siêu vi, các bệnh rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ, tuyến giáp miễn dịch, viêm khớp dạng thấp,... cũng có thể là các yếu tố dẫn tới suy tuỷ.

Hỏi đáp: Suy tủy có phải ung thư máu không? 02
Lupus ban đỏ cũng có thể dẫn tới suy tuỷ xương 

Các phương pháp điều trị suy tuỷ

Với sự phát triển của y học hiện đại, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh suy tuỷ. Khi người bệnh tới thăm khám, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng cá nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Với những trường hợp biết được nguyên nhân gây ra bệnh, sẽ điều trị theo nguyên nhân.

Còn những trường hợp không tìm được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành loại trừ các khả năng có thể gây ra bệnh. Sau đó, tiến hành điều trị đặc hiệu như ghép tuỷ từ tế bào gốc tạo máu của anh chị em ruột hoặc máu cuống rốn (đối với người bệnh là trẻ em). Tuy nhiên, phương pháp ghép tuỷ chỉ có tỷ lệ đáp ứng chung khoảng 10%.

Hỏi đáp: Suy tủy có phải ung thư máu không? 03
 

Ngoài ra, người bị suy tuỷ cũng sẽ được kiểm soát nhiễm trùng bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn, sẽ được sử dụng kháng sinh phổ rộng. Đồng thời các bác sĩ sẽ tiến hành phân lập vi khuẩn hoặc nấm gây ra nhiễm khuẩn.

Người bệnh suy tuỷ cần được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh diễn tiến lên thể nặng. Bởi suy tuỷ thể nặng có tỷ lệ tử vong tới 25% trong vòng 4 tháng đầu phát hiện bệnh và 50% trong 1 năm. Với những trường hợp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sau 10 năm điều trị, có tới 40% người bệnh tiến triển lên thành các bệnh lý nguy hiểm như đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, rối loạn sinh tủy, ung thư máu cấp dòng tủy.

Một vài lưu ý cho người bệnh suy tuỷ

Người bệnh suy tuỷ cần thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ, không nên trễ hẹn tái khám để tránh tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt, chảy máu, người mệt mỏi,... cần tái khám ngay.

Người bệnh cũng không nên sử dụng những loại thuốc Nam, thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Chế độ ăn uống của người bị suy tuỷ cũng cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất để tránh tình trạng nhiễm trùng. Thức ăn cần được nấu chín, nấu mới mỗi bữa. Không để thức ăn tồn dư quá lâu.

Người bệnh suy tuỷ nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu; các loại thịt trắng; rau màu đỏ, trắng hoặc vàng. Tránh ăn các thực phẩm giàu sắt, nhiều muối, giàu chất béo, tinh bột.

Hỏi đáp: Suy tủy có phải ung thư máu không? 04
Người bệnh suy tuỷ nên ăn các loại thịt trắng 

Ngoài ra, chế độ ăn của bệnh nhân phải đảm bảo vệ sinh mức cao nhất để tránh nhiễm trùng nên. Thức ăn nên được nấu chín và không để tồn lưu quá thời gian cho phép. Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu

Trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp thắc mắc “Suy tuỷ có phải ung thư máu không?”. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ phần nào giúp ích cho mọi người.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin