Magie là một khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể và bạn có thể bổ sung dễ dàng qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung dạng tiêm/uống. Việc thiếu hụt magie có thể gây ra một số bệnh lý về tim mạch, tiểu đường hoặc loãng xương. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách bổ sung magie B6 an toàn hiệu quả nhé!
Tổng quan về magie
Magie là một dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cấu trúc xương thích hợp. Ngoài ra, magie còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp điều hòa các chức năng các dây thần kinh, cơ bắp và các bộ phận khác của cơ thể. Chẳng hạn như, magie sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày và di chuyên phân đi qua ruột.
Magie là một dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể
Các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng chính là nguồn thực phẩm cung cấp magie dồi dào cho cơ thể, chẳng hạn như:
- Các loại rau quả, đặc biệt là bông cải xanh, bí và rau lá xanh.
- Các sản phẩm từ sữa, chocolate, cà phê và nước có hàm lượng khoáng chất cao
- Các loại cây họ đậu, hạt và ngũ cốc
Magie có tác dụng giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng táo bón, rối loạn nhịp tim, ợ nóng cũng như các biến chứng của thai kỳ như tiền sản giật và sản giật. Nếu nồng độ magie trong cơ thể quá thấp có thể dẫn đến một số bệnh lý liên quan như loãng xương, huyết áp cao, động mạch bị tắc, bệnh tiểu đường, bệnh tim di truyền và đột quỵ.
Công dụng của magie đối với cơ thể
Magie đóng một vai trò vô cùng tích cực đối với cơ thể, nó không chỉ có công dụng tăng cường sức khỏe mà còn giúp cải thiện các tình trạng như:
- Táo bón: Magie được xem như một loại thuốc có tác dụng nhuận tràng, giúp điều trị triệu chứng táo bón hiệu quả hoặc được sử dụng để hỗ trợ súc ruột cho các bệnh nhân trước khi tiến hành một số thủ thuật y tế.
- Chứng khó tiêu: Các hợp chất magie như magie hydroxit khi uống sẽ hoạt động như một loại thuốc kháng axit trong cơ thể. Điều này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng như ợ nóng và khó tiêu.
- Động kinh ở các thai phụ bị tiền sản giật và sản giật: Đây là một trong những biến chứng của thai kỳ khi mẹ bầu bị huyết áp cao và protein trong nước tiểu. Việc bổ sung magie dưới dạng tiêm tĩnh mạch sẽ giúp giảm triệu chứng này và giảm nguy cơ cơ giật ở các thai phụ.
- Nồng độ magie trong máu thấp: Uống magie sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu magie ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận, suy tim, tiêu chảy hoặc nôn mửa…
Hướng dẫn cách bổ sung magie an toàn hiệu quả
1. Uống magie đường miệng
Việc bổ sung magie bằng cách tiêm tĩnh mạch IV sẽ giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của tình trạng nhịp tim không đều, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đau đầu từng cơn theo chu kỳ, đau thần kinh ở những người bị ung thư và đau sau phẫu thuật.
Bạn có thể uống bổ sung magie vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng được nhưng cần phải tuân theo đúng chỉ định của các bác sĩ về liều lượng sử dụng. Cụ thể, đối với người lớn liều dùng magie an toàn là dưới 350mg/ngày, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu uống quá liều (>350mg/ngày) thì nhiều khả năng magie sẽ không phát huy được hết công dụng.
Không những vậy, nếu lượng magie tích tụ quá nhiều trong cơ thể có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhịp tim không đều, giảm ý thức, huyết áp thấp, thở chậm, hôn mê hay thậm chí là tử vong. Theo đó, liều lượng uống magie được khuyến cáo ở trẻ em là:
- Trẻ 1 - 3 tuổi: Dưới 65 mg;
- Trẻ 4 - 8 tuổi: 110 mg;
- Trẻ lớn hơn 8 tuổi: 350 mg.
Bổ sung magie cho cơ thể thông qua đường uống
2. Tiêm tĩnh mạch IV
Việc bổ sung magie qua đường uống hoặc các loại thực phẩm giàu magie trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp tránh được bệnh bại não ở trẻ sơ sinh, giảm mệt mỏi, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết và trực tràng, giảm các cơn đau ngực và huyết khối, cholesterol tăng cao, đau cơ, hội chứng chuyển hóa, ngăn ngừa loãng xương và chứng tiền mãn kinh.
Tiêm bổ sung magie thông qua đường tĩnh mạch cũng cần phải được tiến hành theo chỉ định của các bác sĩ. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, trước khi sinh chỉ được tiêm magie tối đa 5 ngày. Nếu tiêm magie quá liều hoặc kéo dài hơn 5 ngày có thể khiến tác dụng của magie bị mất đi hoặc dẫn đến các vấn đề về xương và não ở trẻ.
Một số vấn đề cần lưu ý khi bổ sung magie
Một số trường hợp, magie có thể gây ra những khó chịu ở dạ dày dẫn đến một số triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hoặc một số tác dụng phụ khác. Ngoài ra, sự hấp thu magie còn có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý của cơ thể như nhiễm trùng dạ dày, viêm ruột, bệnh tiểu đường, rối loạn miễn dịch hoặc ở người nghiện rượu, người cao tuổi.
Ngoài ra, việc tiêm hoặc uống magie còn có thể khiến các bệnh lý trong cơ thể diễn biến phức tạp hơn, chẳng hạn như:
- Làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím ở người bị rối loạn chảy máu
- Thở yếu hoặc gây khó thở ở những người bị bệnh nhược cơ
- Gây khó khăn trong việc đào thải magie ở những người bị vấn đề về thận nếu cơ thể bị tích tụ nhiều magie.
- Gia tăng các triệu chứng của hội chứng chân bồn chồn/không yên (RLS)
Một số vấn đề cần lưu ý khi bổ sung magie
Trên đây là một số chia sẻ về việc bổ sung magie cho cơ thể an toàn và hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)