Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong những nguyên tố vi lượng không thể thiếu cho cơ thể con người là magiê. Magiê còn là cofactor của hàng trăm enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp lipid, protein và nucleic acid nên nó đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh và cơ bắp, duy trì cấu trúc khỏe mạnh của xương và răng. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ không đúng cách sẽ không mang lại lợi ích mà còn gây hại cho cơ thể.
Có thể thấy, việc bổ sung magiê đúng liều lượng giúp cho cơ thể ổn định và khỏe mạnh. Tuy vậy, một số loại thực phẩm có chứa sắt, kẽm và canxi có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của magiê. Để tìm hiểu chi tiết hãy cùng Long Châu tìm hiểu qua bài viết vì sao không nên bổ sung magiê cùng lúc với sắt, kẽm và canxi.
Canxi và magiê đều là những khoáng chất quan trọng cho các, nhưng cả hai đều có chung một con đường hấp thu (thông qua ruột).
Khi có sự tương tác xảy ra, một trong hai khoáng chất sẽ không được cơ thể hấp thu toàn diện, dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt hai khoáng chất này theo thời gian. Đặc biệt, trường hợp thiếu magiê có thể sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương, do magiê có tác động trực tiếp lên sự hình thành tinh thể và tế bào xương, và gián tiếp bằng cách tác động đến sự bài tiết và hoạt động của hormone tuyến cận giáp, thúc đẩy tình trạng viêm cấp độ thấp.
Một số nghiên cứu khác cho thấy canxi gây kích thích co cơ, trong khi magiê gây giãn cơ. Sự cân bằng giữa hai chất này rất quan trọng để đảm bảo hoạt động cơ bắp không bị rối loạn, tránh chuột rút hoặc co thắt cơ.
Bên cạnh những triệu chứng như buồn nôn, táo bón, đau bụng, việc thừa canxi trong một khoảng thời gian dài có thể kéo đến tình trạng xương bị yếu đi vì cơ thể phải phá hủy xương để giải phóng canxi vào trong máu.
Để tránh trường hợp trên, các chất khoáng canxi và magiê khuyến cáo sử dụng cách nhau vài giờ để đảm bảo các chất được hấp thu đầy đủ.
Kẽm là một trong những chất khoáng không thể thiếu, tuy nhiên cơ thể lại không thể tự sản xuất mà phải thông qua bổ sung từ các nguồn bên ngoài.
Nếu sử dụng kẽm với liều lượng cao, có thể làm phá vỡ sự cân bằng giữa các khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là đồng và magiê. Hơn nữa đồng và kẽm có mối tương quan đối kháng, nghĩa là khi cơ thể hấp thu quá nhiều kẽm sẽ dẫn đến việc thiếu đồng, từ đó cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu magiê. Đó là lý do tại sao khi bạn dùng chế độ liều magiê cao thì phải hạn chế bổ sung kẽm.
Việc thiếu magiê trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh, cơ và hệ thần kinh như chuột rút hay rối loạn giấc ngủ. Magiê giúp cân bằng và giảm tác dụng phụ của việc bổ sung kẽm quá mức, chẳng hạn như buồn nôn hoặc rối loạn tiêu hóa.
Để tránh tình trạng mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể, hãy cân nhắc sử dụng các chất bổ sung này vào các khung giờ khác nhau trong ngày hoặc tham khảo chuyên gia về y tế hay dinh dưỡng để xác định mức cân bằng phù hợp với bản thân.
Sắt là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào hồng cầu, nhanh chóng làm lành vết thương cũng như hỗ trợ sức khỏe miễn dịch cho cơ thể, nhưng lại ức chế khả năng hấp thu magiê khi được bổ sung cùng lúc.
Tương tác của sắt và magiê không chỉ dừng lại ở việc hấp thu. Hàm lượng sắt quá cao cũng làm tăng áp lực oxy hóa trong cơ thể, có khả năng phá vỡ vai trò của magiê trong việc duy trì các tế bào khỏe mạnh. Bên cạnh đó, quá liều sắt có thể dẫn tới tình trạng buồn nôn, táo bón, rối loạn tiêu hóa và lâu dài có thể tổn thương đến gan hoặc các cơ quan khác.
Ngoài ra, các chất bổ sung sắt thường được tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Việc dùng magiê cùng với sắt sẽ khiến cho hiệu quả hấp thu của cả hai khoáng chất bị giảm. Để tối ưu hóa hiệu quả hấp thu, thời điểm bổ sung 2 khoáng chất nên được cách xa nhau để đảm bảo hiệu quả hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
Việc bổ sung khoáng chất có thể mang đến cả lợi ích lẫn bất lợi, tùy thuộc vào cách sử dụng và liều lượng. Vì vậy khuyến cáo bổ sung theo yêu cầu của bác sĩ vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Thông qua bài viết trên đã giúp cho bạn phần nào giải đáp được những thắc mắc xoay quanh việc vì sao không nên bổ sung magiê cùng lúc với sắt, kẽm và canxi.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.