Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Hướng dẫn cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn

Ngày 02/11/2024
Kích thước chữ

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách là biện pháp tối ưu nhất để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn hoặc uốn ván rốn trẻ sơ sinh. Do đó, Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn bố mẹ bỉm sữa cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn ngay trong bài viết dưới đây.

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, sức khỏe của trẻ và cách chăm sóc. Trong đó, việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp rốn của trẻ nhanh rụng và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm. Vậy quy trình chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào?

Tại sao cần phải chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách?

Dây rốn là bộ phận duy nhất kết nối nhau thai trong tử cung của người mẹ với thai nhi trong suốt thai kỳ để đảm nhận vai trò vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng từ người mẹ đến nuôi dưỡng cho thai nhi. Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có khả năng tự thở, bú sữa và tiểu tiện nên lúc này dây rốn không còn cần thiết nữa. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành kẹp lại và cắt bỏ dây rốn ngay sau khi trẻ được sinh ra. Lúc này, cuống rốn chính là phần còn sót lại trên cơ thể trẻ sơ sinh sau khi dây rốn được cắt bỏ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh cho biết, quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh diễn ra chậm hay nhanh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Cơ địa của trẻ;
  • Tình trạng sức khỏe của trẻ;
  • Việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của cha mẹ tại nhà.

Thông thường, cuống rốn sẽ có màu nâu, màu xám hoặc màu đen sau khi khô và lành lại. Khoảng thời gian cần thiết để cuống rốn teo lại cũng như rụng đi rơi vào khoảng 1 - 2 tuần, thậm chí là 3 tuần. Đồng thời, cha mẹ hãy để cho cuống rốn của bé rụng một cách tự nhiên, không được tự ý kéo đứt, đảm bảo cuống rốn luôn khô ráo và sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.

Hướng dẫn cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn 1
Việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của cha mẹ tác động trực tiếp đến quá trình rụng rốn

Vị trí rốn có thể xuất hiện một ít dịch nhầy hoặc ít máu kéo dài cho đến khi rốn lành lại sau vài ngày cuống rốn rụng. Đây là một phản ứng viêm sinh lý bình thường. Tuy nhiên, rốn của trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng không được chăm sóc đúng cách, mặc dù nguy cơ này có thế thấp hơn so với 2 - 3 ngày đầu sau sinh.

Một số yếu tố làm chậm quá trình khô và rụng rốn ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như:

  • Trẻ sinh non;
  • Cha mẹ lạm dụng chất sát khuẩn trong quá trình vệ sinh rốn;
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh;
  • Nhiễm trùng rốn;
  • Suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.

Nếu rốn của trẻ sơ sinh không được chăm sóc đúng cách thì nguy cơ cao rốn sẽ bị nhiễm trùng, từ đó làm chậm quá trình lành thương và rụng rốn. Khi rốn bị nhiễm trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, từ đó gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu hoặc uốn ván rốn. Đây là những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ sơ sinh và dẫn đến tử vong. Do đó, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức và thực hiện việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách để bảo vệ sức khoẻ của bé.

Hướng dẫn cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn tại nhà

Dưới đây là 4 cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách mà cha mẹ cần nắm được để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng rốn cho bé, cụ thể như sau:

Vệ sinh vùng rốn của trẻ sơ sinh

Trước khi thực hiện vệ sinh vùng rốn cho bé, cha mẹ nên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết sau đây:

Quy trình chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như sau:

  • Cha mẹ cần rửa tay thật sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước sạch, rồi lau khô tay bằng khăn sạch.
  • Cha mẹ dùng bông vô trùng hoặc bông vô khuẩn có thấm nước muối sinh lý để vệ sinh rốn cho bé theo các bước như sau: Dùng 1 que bông lau từ phần chân rốn ngược lên phía cuống rốn, 1 que bông lau vòng quanh chỗ rốn tiếp xúc với da bụng và 1 bông khác để lau tại vùng da rộng hơn xung quanh rốn.
  • Sử dụng bông vô khuẩn để lau khô rốn. Sau đó, cha mẹ cần đế rốn khô thoáng rồi mặc quần áo có chất liệu thoáng mát cho bé. Khi đóng bỉm cho con cần đảm bảo bỉm thấp dưới rốn nhằm tránh tình trạng nước tiểu và phân bị tràn lên rốn.

Cha mẹ cần lặp lại quy trình chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như trên 1 lần/ngày cho đến khi cuống rốn của bé rụng tự nhiên. Đồng thời, cha mẹ cần lưu ý không được sử dụng băng rốn, thay vào đó hãy để rốn được thông thoáng hoàn toàn.

Hướng dẫn cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn 2
Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng tiệt khuẩn trước khi vệ sinh rốn cho trẻ

Cẩn thận khi tắm cho trẻ sơ sinh

Nhiều cha mẹ có thói quen chỉ lau người mà không tắm cho trẻ sơ sinh cho đến khi cuống rốn bị rụng hẳn. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải hiểu rằng, việc tắm cho bé không gây hại gì, chỉ cần đảm bảo không ngâm người bé vào trong nước và cần đảm bảo cuống rốn được khô ráo sau khi tắm. Nếu cuống rốn của bé bị ướt thì cha mẹ hãy dùng bông tắm mềm để lau khô nó.

Cuống rốn của trẻ sơ sinh có thể bị bẩn trong quá trình bé đi tiêu. Lúc này, cha mẹ hãy nhẹ nhàng làm sạch cuống rốn của trẻ bằng nước ấm, sau đó sử dụng nước muối sinh lý và bông gạc vô khuẩn để vệ sinh sạch lại cũng như lau khô nó.

Cẩn thận khi mặc quần áo cho con

Khi quấn tã hoặc mặc quần áo cho bé, cha mẹ hãy chú ý cho tã và quần áo nằm dưới rốn để đảm bảo rốn được tiếp xúc với không khí, điều này giúp cho cuống rốn được nhanh khô hơn. Việc giữ cho vùng rốn hở và tiếp xúc với không khí càng nhiều thì càng rút ngắn thời gian khô cuống rốn.

Hướng dẫn cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn 3
Khi mặc bỉm cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo bỉm nằm phía dưới rốn

Để cuống rốn rụng một cách tự nhiên

Sau khi đã theo dõi một khoảng thời gian mà cuống rốn của bé vẫn chưa rụng thì cha mẹ đừng quá lo lắng mà tác động lên nó. Thay vào đó, cha mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi vì đôi khi cuống rốn có thể rụng chậm hơn so với bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở cuống rốn như chảy máu, chảy dịch mủ, có mùi hôi, da quanh rốn sưng đỏ hoặc trẻ sốt cao hay bỏ bú… thì cha mẹ hãy đưa con đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn đúng đắn.

Cha mẹ sẽ nhìn thấy rõ lỗ rốn của trẻ sơ sinh sau khi cuống rốn rụng. Khi đó, lỗ rốn của bé có thể nổi lên hạt màu đỏ được gọi là u hạt rốn, thậm chí là có thể chảy máu. Đây là hiện tượng bình thường và nó sẽ tự lành lại trong vòng 1 tuần nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu u hạt rốn tồn tại lâu hơn 1 tuần thì phụ huynh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện?

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà tưởng như đơn giản. Tuy nhiên, trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp cha mẹ không vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách dẫn đến tình trạng rốn bị nhiễm trùng. Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm nếu xuất hiện các dấu hiệu:

  • Trẻ sốt cao trên 38 độ C, bỏ bú hoặc mệt lả;
  • Rốn của bé có dấu hiệu ửng đỏ và sưng tấy;
  • Cuống rốn chảy ra dịch màu vàng và có mùi hôi;
  • Cuống rốn rỉ dịch mủ hoặc chảy máu nhẹ;
  • Trẻ quấy khóc khi cha mẹ chạm vào rốn.
Hướng dẫn cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn 4
Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh sớm nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao và rốn có mùi hôi khó chịu

Trên đây là những chia sẻ cho tiết về cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn ngay tại nhà. Cha mẹ cần bổ sung kiến thức và thực hiện việc chăm sóc rốn cho bé đúng cách tại nhà để tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin