Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ẩm thực Việt Nam được biết đến với những món ăn độc đáo và đầy hương vị, và một trong những món ăn được yêu thích nhất chính là bánh đúc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về bánh đúc cũng như hướng dẫn cách làm bánh đúc chuẩn vị tại nhà để đổi món vào ngày cuối tuần nhé.
Bạn đang thèm một chiếc bánh đúc thơm ngon, dai dai mà chưa tìm ra chỗ mua? Không lo nhé, cách làm bánh đúc trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn quy trình làm bánh đúc mặn và bánh đúc lá dứa chuẩn vị, đảm bảo ai cũng thích mê.
Nếu là người Việt Nam hẳn bạn sẽ biết đến bánh đúc - một loại bánh được làm bằng bột gạo hoặc bột năng cùng với nhiều gia vị khác nhau. Bánh đúc rất dễ ăn, tùy theo khẩu vị mà bạn có thể thưởng thức chúng theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như dùng ăn sáng, ăn với canh riêu cua, rau thơm, mắm tôm, mật ong, mật mía…
Cách làm bánh đúc khá dễ, giá thành lại cực kỳ rẻ, nhiều người còn tự tay làm bánh đúc ăn tại nhà, vừa ngon lại vừa đảm bảo chất lượng. Nếu ngày xưa bánh đúc được làm từ bột gạo với nước vôi thì ngày nay, để đa dạng hương vị, người ta đã biến tấu món bánh này thành nhiều kiểu khác nhau, điển hình có bánh đúc dừa, bánh đúc lá dứa, bánh đúc lạc, bánh đúc nhân mặn với tôm, thịt và mộc nhĩ…
Là món ăn khá ngon miệng, dễ gây nghiện nên nhiều người thắc mắc bánh đúc bao nhiêu calo? Trên thực tế, lượng calo trong các loại bánh đúc khác nhau sẽ không giống nhau:
Như vậy, lượng calo của bánh đúc sẽ thay đổi tùy thuộc vào công thức và nguyên liệu được sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng việc ăn bánh đúc có tăng cân không nếu như bạn có sự quan tâm và kiểm soát khẩu phần ăn mỗi ngày của mình. Với nhu cầu 2000 calo mỗi ngày, bạn chỉ cần có chế độ ăn uống cân bằng là có thể giữ được cân nặng của mình trong phạm vi cho phép.
Món bánh đúc khá dễ ăn, giá thành lại rẻ. Cách làm bánh đúc không quá phức tạp nên bạn có thể tự mình vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình. Lâu lâu thay đổi hương vị với món bánh đúc, bạn sẽ thấy vui khi ai ai cũng ngon miệng.
Nguyên liệu làm đánh đúc (cho 4 người ăn)
Cách thực hiện
Đầu tiên, bạn ngâm nấm mèo và nấm đông cô trong nước lạnh khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch, thái nhỏ rồi xào với hành tím bằm nhuyễn và thịt heo bằm cho chín. Nêm thêm nước mắm, muối, tiêu cho đậm đà rồi để riêng.
Tiếp theo, trộn bột gạo, bột năng, bột nếp với nước và bắc lên bếp khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh mịn, đặc lại. Thêm vào hỗn hợp bột này muỗng dầu ăn và tiếp tục khuấy thêm 1 - 2 phút trước khi tắt bếp.
Để pha nước mắm chua ngọt, bạn cho nước ấm, đường, giấm, nước mắm vào một cái bát, sau đó cho tỏi và ớt băm vào.
Cuối cùng, múc hỗn hợp bánh đã chín ra tô, cho hỗn hợp thịt nấm, hành phi, rau mùi lên trên. Rưới nước mắm chua ngọt lên trên là bạn đã có một bữa ăn sáng thơm ngon, bổ dưỡng, giúp ngày mới của bạn tràn đầy năng lượng.
Những chiếc bánh đúc nóng nhân thịt nấm này không chỉ mang đến hương vị đậm đà mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nấm là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và protein tuyệt vời, trong khi bột gạo được sử dụng trong hỗn hợp bánh không chứa gluten và dễ tiêu hóa.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách thực hiện
Bước đầu tiên trong cách làm bánh đúc lá dứa là chuẩn bị nước cốt lá dứa. Lá dứa rửa sạch, cắt bỏ gốc, xay nhuyễn với 400ml nước. Sau đó, rây hỗn hợp để lọc bỏ xác lá dứa và giữ lại nước. Cho muối, đường, nước cốt dừa vào hòa tan các nguyên liệu trong nước cốt lá dứa.
Trộn hai loại bột với nhau và rây mịn. Cho hỗn hợp nước cốt lá dứa vào khuấy đều theo chiều kim đồng hồ cho đến khi hỗn hợp bột đồng nhất. Dùng màng bọc thực phẩm bọc hỗn hợp lại và để bột nghỉ khoảng 30 phút.
Cho bột vào nồi đun ở lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ lửa. Trong quá trình nấu, bạn phải liên tục dùng đũa khuấy đều để tránh nổi bọt.
Khi bột đã quyện vào nhau thì tắt bếp và cho bột vào khuôn đem hấp chín. Phết một lớp dầu ăn mỏng lên mặt khuôn để bột không bị dính. Dùng thìa ấn bánh xuống để tạo thành một chiếc bánh cứng. Nếu muốn bánh giòn và đàn hồi hơn thì cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi dùng.
Trong lúc chờ bánh nguội bạn bắt đầu làm nước đường. Xay củ gừng với một ít nước, sau đó hòa phần đường cát còn lại, nước cốt dừa và 400ml nước. Bắt đầu nấu hỗn hợp trên lửa vừa, khi nước vừa sôi, hạ lửa nhỏ và cho gừng băm, bột sắn dây vào, khuấy đều. Khi hỗn hợp đặc lại thì nêm lại lần cuối rồi tắt bếp.
Sau khi hoàn thành các công đoạn làm bánh, xếp bánh ra đĩa cho đẹp mắt rồi chuẩn bị pha nước chấm để thưởng thức. Bánh lá dứa có thể dùng nóng hoặc nguội đều được. Thành phẩm sẽ dẻo, mịn, dai và có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa. Từng miếng bánh có độ ngọt vừa phải, khi ăn cùng với nước cốt dừa tạo nên vị ngọt, béo và bùi hấp dẫn.
Tóm lại, 2 cách làm bánh đúc trong bài đều không khó như lúc đầu bạn nghĩ phải không nào? Vậy còn chờ gì mà không bắt tay vào làm ngay để chiêu đãi cả nhà những chiếc bánh đúc thơm ngon, hấp dẫn này.
Nam Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.