Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách làm kim chi không quá khó, tuy nhiên để tạo nên được miếng kim chi giòn có hương vị chua cay đặc trưng thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách làm kim chi tại nhà đơn giản nhất nhé!
Kim chi là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc với đặc trưng là vị chua cay, thường được dùng làm món ăn kèm với các món chính. Hiện nay ở Việt Nam, món ăn này cũng ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm kim chi thơm ngon chuẩn vị. Do đó bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn bạn cách muối kim chi tại nhà đơn giản mà ai cũng có thể làm được.
Có rất nhiều loại kim chi khác nhau, tuy nhiên phổ biến và dễ làm nhất chính là kim chi cải thảo. Kim chi cải thảo có thể có thêm rất nhiều loại rau củ và gia vị khác, tuy nhiên thành phần dinh dưỡng trung bình của một khẩu phần 150g sẽ là: 23 kcal, 4g đường, 2g chất đạm, < 1g chất béo, 2g chất xơ, 747mg natri.
Bên cạnh đó là có thể cung cấp: 19% nhu cầu hàng ngày, 22% nhu cầu vitamin C, 55% nhu cầu vitamin K, 20% nhu cầu folat, 21% nhu cầu sắt, 10% nhu cầu niacin, 24% nhu cầu riboflavin.
Có thể thấy, trong kim chi có thành phần dinh dưỡng tuyệt vời với lượng calo tuy thấp nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, folate và vitamin B6 và K tốt cho sức khỏe.
Nhờ quá trình lên men lacto mà kim chi có hương vị độc đáo và thời hạn sử dụng kéo dài hơn. Quá trình lên men xảy ra khi tinh bột, đường được chuyển hóa thành rượu hoặc axit bởi những sinh vật như nấm men, nấm mốc hay vi khuẩn. Quá trình lên men này của kim chi sử dụng vi khuẩn Lactobacillus để phân hủy đường thành axit lactic khiến kim chi có vị chua đặc trưng. Vi khuẩn này còn có thể hỗ trợ điều trị một số tình trạng như sốt cỏ khô, tiêu chảy.
Quá trình lên men này còn giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn thân thiện khác phát triển và sinh sôi, từ đó làm giảm bớt các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như là hội chứng ruột kích thích hay viêm ruột kết.
Probiotics và các lợi khuẩn lên men khác trong kim chi có thể giúp chống lại các triệu chứng viêm hiệu quả bằng cách ngăn chặn việc giải phóng các hợp chất gây viêm.
Hiện tượng viêm mãn tính không chỉ có liên quan đến nhiều bệnh tật mà còn đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa. Điều thú vị là kim chi có thể hỗ trợ kéo dài tuổi thọ của tế bào bằng cách làm chậm bớt quá trình này.
Những lợi khuẩn có trong kim chi có thể giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng nhiễm trùng nấm men. Đặc biệt, một số nghiên cứu đã cho thấy một số chủng Lactobacillus có khả năng chống lại nấm Candida. Đây là một loại nấm âm đạo phổ biến có thể phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh tương đối nguy hiểm.
Như đã trình bày ở trên, kim chi tươi và lên men đều có hàm lượng calo thấp nên có thể thúc đẩy quá trình giảm cân. Ngoài ra chúng còn giúp làm giảm lượng đường trong máu cũng như cải thiện tình trạng huyết áp cao.
Kim chi còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim do đặc tính chống viêm của nó. Bên cạnh đó là tác dụng ngăn chặn tình trạng tích tụ chất béo, giảm lượng đường trong máu, cholesterol toàn phần và cả mức cholesterol LDL (xấu). Đây đều là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.
Nguyên liệu:
Các bước làm kim chi cải thảo:
Như vậy, bài viết trên Nhà thuốc Long Châu đã hướng dẫn cách làm kim chi tại nhà ngon chuẩn vị và đơn giản. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp thực đơn của gia đình bạn thêm phong phú, đổi mới hơn nhé!
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.