Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kiểm soát bệnh lao là một thách thức đối với y tế thế giới cũng như Việt Nam. Một trong những giải pháp để đạt được điều này là phát hiện sớm và điều trị bệnh lao tiềm ẩn. Cùng tìm hiểu hướng dẫn cách phát hiện bệnh lao tiềm ẩn ngay trong bài viết sau nhé!
Lao tiềm ẩn là người mang vi khuẩn lao trong trạng thái không hoạt động, không có triệu chứng và không thể truyền vi khuẩn cho người khác. Những người bị nhiễm lao tiềm ẩn có nguy cơ nhiễm lao rất cao nếu hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu. Chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn là một phương tiện giúp phát hiện sớm những người có nguy cơ mắc bệnh lao. Đặc biệt những người đã có thời gian tiếp xúc với bệnh lao để có biện pháp can thiệp và phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh lao tiềm ẩn, viết tắt là LTBI, dùng để chỉ những người khỏe mạnh có mang vi khuẩn lao bất hoạt. Người mắc bệnh lao tiềm ẩn không có triệu chứng của bệnh và không cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu, vi khuẩn lao có thể sinh sôi và gây ra bệnh lao.
Bệnh nhân mắc bệnh lao tiềm ẩn là người đã tiếp xúc với người mắc bệnh lao. Khi người bị lao nói chuyện, hắt hơi, ho, vi khuẩn lao sẽ lây lan vào không khí. Người khỏe mạnh hít thở phải vi khuẩn khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ bất hoạt vi khuẩn và không thể gây bệnh. Một người được xác định mắc bệnh lao tiềm ẩn khi:
Những người có nguy cơ mắc bệnh lao tiềm ẩn là những người đã tiếp xúc gần với người bị bệnh lao, hoặc những người từ các khu vực có nhiều ca bệnh lao hơn, chẳng hạn như châu Á, Đông Âu, châu Mỹ Latinh và châu Phi sẽ có nguy cơ cao hơn.
Ngoài ra, những người đã được tiêm phòng lao vẫn có thể mắc bệnh lao tiềm ẩn. Vì vắc xin BCG lao là vắc xin bảo vệ trẻ nhỏ khỏi bị phơi nhiễm với bệnh lao hoặc bệnh lao nặng và nó có tác dụng bảo vệ trong khoảng 1 năm. Ở người lớn, vắc xin BCG không ngăn ngừa nhiễm bệnh lao.
Để xác định một người mắc lao tiềm ẩn, cần đáp ứng các điều kiện bao gồm không mắc bệnh lao, không có khả năng lây nhiễm sang người khác, xét nghiệm trên da, xét nghiệm máu dương tính, xét nghiệm đờm và dịch tiết âm tính. Vì vậy, để chẩn đoán người mắc lao tiềm ẩn cần phải xét nghiệm tìm vi khuẩn lao và khẳng định không mắc lao.
Xét nghiệm lao qua da hay còn gọi là phản ứng Mantoux dùng để đánh giá tình trạng nhiễm lao và hướng dẫn chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn. Người bệnh sẽ được tiêm trong da 5 UI dung dịch PPD. Vài tuần sau khi nhiễm lao, các tế bào lympho nhạy cảm với trực khuẩn lao và khi tuberculin được tiêm vào da, nó sẽ kích hoạt các tế bào lympho nhạy cảm, gây ra phản ứng tăng mẫn cảm 48 đến 72 giờ sau đó.
Sau 2 đến 3 ngày sẽ đo đường kính quầng phản ứng tại chỗ tiêm. Kết quả dương tính được tính như sau:
Ngoài ra, kết quả xét nghiệm có thể gặp như:
Xét nghiệm IGRA là lựa chọn đầu tiên đối với những trường hợp đã tiêm chủng ngừa BCG.
Có hai loại bài kiểm tra IGRA:
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là bệnh nhân đang mắc bệnh lao tiềm ẩn, và cần thực hiện các xét nghiệm khác như lấy mẫu đờm, chụp phổi để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh lao thể hoạt tính hay không.
Tóm lại, chẩn đoán lao tiềm ẩn là phương pháp tìm vi khuẩn lao trong quần thể người khỏe mạnh, không có triệu chứng, đặc biệt là những người đã từng tiếp xúc với người bị lao. Tư vấn cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính và được chẩn đoán mắc bệnh lao tiềm ẩn về các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị dự phòng hiệu quả để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao hoạt tính.
Lao tiềm ẩn là người mang vi khuẩn lao không hoạt động, không có triệu chứng và không thể truyền vi khuẩn lao cho người khác. Tuy nhiên, những người mắc bệnh lao tiềm ẩn có nguy cơ nhiễm bệnh lao khi hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu. Vì vậy, khi bạn nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh lao tiềm ẩn thì cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng hiệu quả.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.