Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ tại nhà

Ngày 16/06/2022
Kích thước chữ

Thủng màng nhĩ là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nó có thể làm giảm thính lực và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Vậy cùng tìm hiểu tất tần tật về các nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ nhé!

Màng nhĩ là một lớp màng mỏng tạo nên ranh giới giữa tai ngoài và tai giữa. Nó có hình bầu dục, màu hơi ngả trắng xám hoặc xám hồng. Thủng màng nhĩ là dấu hiệu lớp màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa này bị rách tạo thành một lỗ hổng. Thủng màng nhĩ có thể gây suy giảm hoặc mất thính lực. Bên cạnh đó thủng màng nhĩ cũng khiến cho tai giữa dễ bị nhiễm trùng.

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ tại nhà 1 Hình ảnh màng nhĩ bình thường và màng nhĩ bị thủng

Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ

Những nguyên nhân chính gây nên thủng màng nhĩ có thể kể đến là:

  • Do các chấn thương trực tiếp: Khi vệ sinh tai bằng tăm bông hoặc các vật cứng không đúng cách có thể gây thủng màng nhĩ.
  • Do viêm tai giữa: Khi bị nhiễm khuẩn và tạo thành các dịch mủ ở tai giữa có thể gây áp lực lên lớp mô mỏng này và làm rách.
  • Do chấn thương khí áp: Chênh lệch áp suất ở trong và ngoài tai cũng là nguyên nhân dẫn đến rách màng nhĩ.
  • Do chấn thương âm thanh: Tiếng nhạc quá lớn hay tiếng nổ, tiếng súng đều có thể gây áp lực lên màng nhĩ khiến nó bị thủng.
  • Do chấn thương ở đầu hoặc tai: Các chấn thương mạnh ở đầu và tai đều có khả năng làm rách lớp màng nhĩ vì chúng rất mỏng.
Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ tại nhà 2 Vệ sinh tai bằng tăm bông cũng có khả năng gây ra thủng màng nhĩ

Các triệu chứng thủng màng nhĩ gây ra

Thủng màng nhĩ có thể bị ở cả trẻ em và người lớn. Tuỳ theo mức độ và nguyên nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy vậy các dấu hiệu thủng màng nhĩ phổ biến là:

  • Đau nhói ở tai trong;
  • Nôn ói;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Ù tai;
  • Chảy máu trong tai;
  • Giảm thính lực hoặc mất thính lực tạm thời.

Các triệu chứng có thể xảy ra đồng loạt hoặc chỉ xảy đến một vài triệu chứng tuỳ vào tình trạng của bệnh nhân. Nếu có các cách điều trị và cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ đúng đắn thì sẽ giảm thiểu được các triệu chứng trên.

Phương pháp điều trị và cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Đầu tiên trước khi chỉ định cách chữa trị, bác sĩ sẽ cần xác định người bệnh có thủng màng nhĩ hay không và tình trạng thủng sẽ ở mức độ như thế nào. Các thủ tục được tiến hành bao gồm:

  • Lấy mẫu dịch ở tai và phân tích mẫu để xem có nhiễm trùng hay không.
  • Soi tai và tìm kiếm vết rách ở màng nhĩ.
  • Kiểm tra thính lực của tai có bị suy giảm hay có các triệu chứng bất thường hay không.
  • Đo màng nhĩ để kiểm tra phản ứng từ màng nhĩ khi thay đổi áp suất.
  • Tùy vào tình trạng có thể sẽ làm thêm một số xét nghiệm khác.

Từ đây các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và hướng dẫn cách vệ sinh khi bị thủng màng nhĩ cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị

Khi thủng màng nhĩ ở mức độ nhẹ, nó có thể tự lành trong một vài tuần. Tuy nhiên bệnh nhân cần đi khám để biết tình trạng của mình. Bên cạnh đó nếu có các triệu chứng đau nhức hoặc viêm nhiễm sẽ được bác sĩ cho thuốc giảm đau và kháng sinh.

Nếu thủng màng nhĩ ở mức độ nặng, vết rách lớn không thể tự lành lại và gây suy giảm thính lực thì các bác sĩ sẽ tiến hành vá màng nhĩ cho bệnh nhân. Ngoài ra nếu phương pháp chưa hiệu quả, có thể thực hiện phẫu thuật tạo hình màng nhĩ bằng cách ghép các mô từ bộ phận khác của cơ thể.  

Bên cạnh phương pháp điều trị, cách vệ sinh tai khi thủng màng nhĩ tại nhà cũng rất quan trọng, đòi hỏi bệnh nhân phải làm đúng cách để quá trình điều trị nhanh chóng.

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ an toàn tại nhà

Vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ là điều cần thiết để giúp tai sạch sẽ, thông thoáng và không cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn ở tai giữa. Khi vệ sinh tai đúng cách sẽ giúp lỗ thủng nhanh chóng được lành lại

Các dụng cụ cần có để vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ đó là: 1 chai nước muối sinh lý, 1 đến 2 cái khăn mềm, dụng cụ nhỏ thuốc rửa tai, một chiếc ly đựng nước.

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ tại nhà 3 Vệ sinh tai sạch sẽ mỗi ngày tại nhà

Thực hiện cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ như sau:

Bước 1: Hòa nước muối sinh lý với một lượng nước nước ấm vừa đủ. Pha để dung dịch vẫn còn hơi ấm. Bơm dung dịch vào 1/2 ống nhỏ thuốc rửa tai.

Bước 2: Nghiêng đầu về phía ngược lại với tai đang bị rách màng nhĩ. Sau đó dùng khăn mềm đã chuẩn bị lót xuống phía đầu để phòng trường hợp dung dịch chảy ra ngoài.

Bước 3: Từ từ nhỏ dung dịch đã chuẩn bị ở trên vào tai, nên lưu ý đặt ống cách xa tai một vài cm. Nhỏ vào rồi để từ 1 - 3 phút và nghiêng đầu ngược lại để nước trong tai chảy ra ngoài hết.

Bước 4: Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi vắt khô nước và lau lại xung quanh tai để đảm bảo vệ sinh và giữ cho tai khô ráo.

Thực hiện cách này từ 2 - 3 lần trong ngày để đảm bảo vệ sinh cho tai không bị nhiễm trùng.

Lưu ý:

  • Không sử dụng thay thế nước bình thường hoặc để nước tràn vào tai khi đang tắm. Nên hạn chế đi bơi trong khoảng thời gian này.
  • Nên thực hiện vệ sinh luôn cho mũi và họng bằng nước muối sinh lý để vi khuẩn không xâm nhập và gây ảnh hưởng liên đới.
  • Không tự ý dùng tăm bông hay các vật nhọn để lấy dịch mủ mà không qua hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ.
  • Khi dùng nước ấm để pha hỗn hợp rửa tai thì nên chọn nguồn nước sạch và tinh khiết.

Tuy thủng màng nhĩ có thể tự lành lại nhưng người bệnh vẫn nên đề phòng các biến chứng có thể xảy ra như viêm màng não, liệt mặt, áp xe não,... Chính vì vậy khi gặp tình trạng thủng nhĩ nên đi khám để biết rõ tình hình diễn biến của bệnh. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin tham khảo về cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ tại nhà, chúc các bạn sớm lành bệnh nhé!

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin