Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn một số mẹo sơ cứu cầm máu tại nhà

Ngày 30/04/2022
Kích thước chữ

Trong quá trình sinh hoạt tại nhà, việc xảy ra tai nạn dẫn đến các vết thương chảy máu là điều không thể tránh khỏi. Bài viết dưới đây nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn một số mẹo sơ cứu cầm máu tại nhà hiệu quả nếu không có đầy đủ các dụng cụ y tế để cầm máu.

Dưới đây là một số mẹo sơ cứu cầm máu có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên các mẹo này chỉ áp dụng cho các vết thương nhỏ, trầy xước. Do đó khuyến cáo mỗi gia đình nên trang bị cho mình một tủ thuốc y tế chứa các trang thiết bị cầm máu đúng chuẩn.

Ép trực tiếp lên vết thương đang chảy máu

Biện pháp nhanh chóng ép trực tiếp lên vết thương là cách cầm máu dễ thực hiện nhất. Nếu có sẵn các dụng cụ sơ cứu cầm máu thì có thể đặt lên miệng vết thương một miếng gạc hoặc vải sạch trước khi ép trực tiếp trên chúng.

Nếu vết thương chảy máu nhiều, không nên lãng phí thời gian để tìm kiếm băng y tế, hãy rửa sạch và dùng chính bàn tay của bệnh nhân hay bàn tay của bạn để ép vết thương lại (nếu nạn nhân không thể tự làm việc này).

Nâng cao vùng bị tổn thương

Ðặt nạn nhân nằm xuống hoặc ngồi ở tư thế thoải mái thuận tiện, nâng cao vùng bị tổn thương, nhất là cao hơn tim để giảm áp lực máu tới vùng này.

Dùng băng cuộn hoặc dây vải băng để ép miếng gạc hoặc vải vào vết thương đang chảy máu. Không nên băng quá chặt như hình thức sơ cứu buộc ga rô.

Cầm máu bằng nước đá

Nước đá có thể làm co mạch máu đang chảy máu, từ đó giúp cục máu đông hình thành nhanh hơn và hỗ trợ cầm máu cực kì hiệu quả. Cách tốt nhất là nên bọc những viên đá vào một miếng vải sạch và khô rồi đặt lên vết thương thay vì đặt trực tiếp để tránh bị nhiễm khuẩn hoặc bỏng do đá quá lạnh.

Hướng dẫn một số mẹo sơ cứu cầm máu tại nhà 1 Có thể cầm máu bằng phương pháp dùng nước đá lạnh đặt lên vết thương

Dùng dầu bôi trơn

Dầu bôi trơn cũng là một mẹo sơ cứu cầm máu trên các vết cắt nông. Nhiều loại mỹ phẩm, bao gồm son dưỡng môi và các sản phẩm dưỡng ẩm của nhà Vaseline đều có chứa thành phần này. Đây thường là một hỗn hợp chứa các loại dầu và sáp có thể được sử dụng để bảo vệ da và dưỡng da luôn mềm mịn.

Dầu bôi trơn dùng để cầm máu do vết cắt nông khá hiệu quả. Khi máu đã cầm, nên lau khô da và loại bỏ hết phần dầu thừa còn sót lại để tránh bụi bẩn có cơ hội bám và lớp dầu và gây viêm nhiễm.

Dùng nước súc miệng để cầm máu

Chất cồn có trong nước súc miệng có cơ chế hoạt động như một chất làm co mạch máu và khi bôi lên vết thương sẽ giúp máu nhanh chóng đông lại nhanh hơn. Ngoài ra, axit aminocaproic bên trong nước súc miệng có thể giúp điều trị chảy máu trong miệng sau khi thực hiện các thủ thuật trên răng. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu miệng, cố gắng không thực hiện động tác súc họng trong miệng, vì điều này có thể đánh bật cục máu đông ra khỏi vị trí đang chảy máu trong răng và làm miệng tiếp tục chảy máu.

Mẹo sơ cứu cầm máu bằng trà

Dùng trà là một mẹo sơ cứu cầm máu hiệu quả và được nhiều người tin tưởng. Đặt một túi trà đen đã ngâm nước và ướp lạnh trong tủ lạnh, sau đó đặt lên vết thương là một biện pháp cầm máu tại chỗ hiệu qủa.

Nguyên nhân là do trà có chứa chất tannin, đây là một chất có tác dụng cầm máu, hỗ trợ làm cho máu mau chóng đông lại. Tanin không chỉ giúp làm se, làm co mạch máu mà đây còn là một loại chất có khả năng khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết thương không bị nhiễm trùng lý tưởng.

Hướng dẫn một số mẹo sơ cứu cầm máu tại nhà 2 Trà túi lọc có chứa tannin giúp cầm máu giảm viêm hiệu quả

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Sau khi làm sạch vết thương, ngay cả khi máu đã không còn chảy nữa, bạn cũng phải nhớ ngăn ngừa nhiễm trùng cho vết thương. Lúc này, cần rửa sạch vết thương bằng nước mát, dùng xà phòng hoặc cồn dịu nhẹ rửa vùng xung quanh vết thương nếu có nhiễm bẩn, lưu ý ránh để xà phòng dính vào vết thương.

Nếu có thể, hãy dùng kẹp gắp để loại bỏ bụi bẩn hoặc các mảnh vụn bên trong vết thương. Điều quan trọng cần lưu ý nữa là phải rửa sạch các dụng cụ kẹp gắp này bằng cồn trước khi sử dụng

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Có một số trường hợp khi bị chảy máu có thể được xem là nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm:

  • Máu chảy ồ ạt, không ngừng ra từ vết thương.
  • Băng quấn thấm đẫm máu.
  • Vết thương từ bị mất một phần cơ thể.
  • Nạn nhân hoảng loạn hoặc ngất.
Hướng dẫn một số mẹo sơ cứu cầm máu tại nhà 3 Khi máu chảy quá nhiều và thấm đẫm băng gạc thì nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ

Trong những trường hợp này, người giúp đỡ ban đầu cần phải thực hiện cầm máu song song với đó là tìm kiếm trợ giúp từ những nguời khác và gọi y tế ngay lập tức. Ngoài ra, trong các trường hợp khác, ngay cả khi máu đã ngừng chảy, vẫn nên tìm đến bác sĩ nếu:

  • Vết thương hở to cần khâu khép miệng.
  • Bụi bẩn không thể gắp ra khỏi vết thương.
  • Nghi ngờ bị chảy máu bên trong.
  • Có dấu hiệu sốc mất máu.
  • Vết thương có dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Vết thương chảy máu là do động vật hoặc con người cắn, đâm kim, vật sắc nhọn.
  • Chưa tiêm phòng uốn ván trong 5 năm.

Nói tóm lại, chảy máu do tai nạn là không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu biết cách cầm máu đúng đắn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong do chấn thương. Do đó, biết cách cầm máu hoặc kiểm soát chảy máu là rất quan trọng. 

Hầu hết các trường hợp chảy máu nhẹ có thể bình tĩnh và áp dụng các mẹo sơ cứu cầm máu đúng đắn để cầm máu tại nhà. Khi máu đã ngừng chảy, các vết thương nhỏ cũng nên được băng lại để tránh nhiễm trùng.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin