Axeton có độc không? Cách sơ cứu và lưu ý khi sử dụng axeton
Ngày 08/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Axeton là thành phần của nhiều loại sản phẩm tiêu dùng từ dược phẩm, mỹ phẩm đến thực phẩm chưa qua chế biến và chế biến sẵn, đây còn là một hóa chất rất quen thuộc với phụ nữ trong làm móng. Vậy ứng dụng của axeton là gì? Axeton có độc không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Dung môi axeton khá phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nhựa và sợi tổng hợp, chế biến gỗ, trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm và trong phòng thí nghiệm. Có nhiều người thắc mắc axeton có độc không? Dung môi axeton đã được nghiên cứu và công nhận là có độc tính cấp và mãn tính thấp. Nhiều người chủ quan khi sử dụng loại dung môi này dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Axeton là gì?
Axeton, còn được gọi là dimethylformadehyde, là một hợp chất hữu cơ có công thức (CH3)2CO. Axeton là chất lỏng không màu, bay hơi nhanh, dễ cháy, có mùi đặc trưng.
Acetone hòa tan trong nước và là dung môi chủ yếu được sử dụng để làm sạch trong phòng thí nghiệm, đồng thời là nguyên liệu thô được sử dụng để tổng hợp các chất hữu cơ.
Acetone được tổng hợp trong phòng thí nghiệm và cũng tồn tại trong tự nhiên như trong không khí, nước uống và đất.
Trong cơ thể con người, axeton được sản xuất và bài tiết qua quá trình trao đổi chất, thường có trong máu và đảo thải ra ngoài qua nước tiểu. Nếu vì bất kỳ lý do gì mà axeton không được đào thải có thể gây sốc vì lúc này lượng axit trong máu tăng cao.
Ứng dụng của axeton
Trong công nghiệp
Sử dụng làm dung môi:
Axeton là một trong những dung môi công nghiệp phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhựa, chất dẻo, sơn,… Ngoài ra cũng được sử dụng làm dung môi sản xuất dược phẩm, làm tá dược trong một số loại thuốc. Đặc biệt làm dung môi cho cao su tổng hợp, acrylic, nitrocellulose và nhiều ngành công nghiệp khác.
Axeton là dung môi tốt cho nhựa và một số loại sợi tổng hợp như nhựa polyester, dùng trong chất tẩy rửa và làm sạch dụng cụ.
Dùng để trộn keo epoxy 2 thành phần trước khi đóng rắn và được dùng làm một trong những thành phần dễ bay hơi trong một số loại sơn, vecni.
Là một chất tẩy nhờn mạnh, dùng làm sạch kim loại trước khi sơn và cũng loại bỏ nhựa thông sau khi hàn.
Được sử dụng làm tá dược trong một số loại thuốc, dung môi trong ngành dược phẩm và sản xuất rượu biến tính.
Mặc dù dễ cháy nhưng axeton được sử dụng rộng rãi làm dung môi để vận chuyển và bảo quản axetylen vì chất này rất nguy hiểm khi chịu áp suất cao như một hợp chất tinh khiết. Các thùng chứa luôn chứa axetylen hòa tan trong axeton. Một lít axeton có thể hòa tan khoảng 250 lít axetylen.
Hoá chất trung gian:
Axeton được sử dụng để tổng hợp metyl methacrylate.
Tổng hợp bisphenol A.
Trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, axeton được dùng làm dung môi cực aprotic trong nhiều phản ứng hữu cơ. Do chi phí thấp và dễ bay hơi, dung môi axeton được sử dụng rộng rãi làm chất tẩy rửa cho dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm.
Trong làm đẹp và y dược
Axeton trong công nghệ làm đẹp và y dược được ứng dụng như sau:
Dung môi axeton là hóa chất rất phổ biến trong nhiều ngành kỹ nghệ và tiệm làm móng. Được sử dụng rộng rãi trong y học và kỹ thuật làm đẹp nói chung. Đồng thời, còn là phụ gia thực phẩm, đóng gói, bảo quản thực phẩm.
Axeton cũng thường được sử dụng để lột da bằng hóa chất.
Là thành phần chính trong các chất tẩy sơn móng tay, tẩy keo siêu dính và các chất tẩy rửa đồ gốm, kính.
Ngoài ra, dung môi axeton còn được sử dụng trong in ấn nghệ thuật.
Axeton có độc không?
Axeton tuy có nhiều công dụng nhưng tác hại cũng rất nhiều:
Axeton có trong đất và nước vô hại vì biến đổi rất nhanh do được các sinh vật chuyển hóa thành các hợp chất khác, nhưng khi kết hợp với các chất khác như hydrogen peroxide hoặc chloroform, axeton sẽ trở nên có hại.
Acetone sẽ được gan chuyển hóa thành sản phẩm vô hại và có thể trở thành năng lượng cho cơ thể khi chỉ có một lượng nhỏ axeton. Tuy nhiên, nếu một lượng lớn axeton xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như nôn mửa hoặc nghiêm trọng hơn là nôn ra máu.
Khi axeton dính vào mắt, dung dịch này sẽ gây kích ứng mắt và tổn thương giác mạc nhưng thường sẽ lành sau vài ngày. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài gây viêm giác mạc có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.
Uống hoặc hít phải hơi axeton có thể gây kích ứng và sưng niêm mạc họng. Mùi axeton lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, làm suy hô hấp và gây khó thở. Nếu bạn bị ngộ độc axeton, nhịp tim sẽ đập rất nhanh, khó thở, thở chậm, gây dị ứng phế quản và huyết áp giảm đáng kể.
Ngộ độc axeton dẫn đến suy nhược hệ thần kinh trung ương, người bệnh có cảm giác buồn ngủ, cử động không phối hợp và có thể rơi vào tình trạng hôn mê.
Đặc tính nguy hiểm của axeton là bốc cháy nhanh, dễ gây cháy nổ nên khi sử dụng và bảo quản cần tránh xa các nguồn nhiệt và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Ngoài tính chất dễ bay hơi, axeton phải được bảo quản cẩn thận trong quá trình sử dụng, không cho không khí lọt vào.
Cách sử dụng axeton an toàn
Axeton đã được nghiên cứu và công nhận là có độc tính cấp và mãn tính thấp nếu nuốt hoặc hít phải. Vì vậy, khi tiếp xúc với hóa chất này, để bảo vệ sức khỏe bạn phải có các biện pháp phòng ngừa sau:
Cố gắng hạn chế tiếp xúc và hít phải hóa chất này. Nếu công việc của bạn phải tiếp xúc thường xuyên thì phải trang bị thiết bị bảo hộ: Mặc áo dài tay, đeo khẩu trang y tế, đeo kính bảo hộ,...
Sản phẩm nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em.
Tránh xa các nguồn dễ cháy và tránh ánh nắng trực tiếp. Nơi lưu trữ axeton phải có biện pháp phòng cháy khẩn cấp theo quy định cháy nổ.
Dung môi axeton rất dễ bay và do đó cần được bảo quản trong lon, thùng có nắp đậy kín.
Khi axeton tiếp xúc với mắt, bạn nên rửa ngay bằng nước trong 15 phút. Nếu đeo kính áp tròng, hãy tháo ra ngay lập tức và đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp tiếp xúc với da, hãy rửa bằng xà phòng và nước, thay quần áo bị nhiễm bẩn và đi khám bác sĩ trong trường hợp bị kích ứng. Rửa ngay bằng xà phòng sát trùng và bôi kem sát trùng trong trường hợp da bị tổn thương nặng.
Cần nới lỏng quần áo, cổ áo, thắt lưng, kêu cứu và tiến hành hô hấp nhân tạo khi nạn nhân ngừng thở do hít phải axeton.
Khi nạn nhân nuốt phải axeton, đưa đi cấp cứu không để nạn nhân nôn mửa, không dùng miệng nô hấp nhân tạo, nới lỏng quần áo,...
Như vậy, bạn đã biết axeton có độc không. Từ đó phải sử dụng hóa chất axeton đúng cách, đúng liều lượng, bảo quản nơi an toàn và có biện pháp tránh tiếp xúc để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.