Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chấn thương cột sống là một chấn thương vô cùng nguy hiểm có thể gặp trong các tai nạn hàng ngày, có khả năng đe dọa tới tính mạng hoặc gây liệt vĩnh viễn. Do vậy, biết cách sơ cứu gãy xương cột sống chính xác là vô cùng quan trọng với tất cả mọi người.
Gãy xương cột sống là một trong các chấn thương nặng, đặc biệt là tổn thương các đốt sống cổ. Chấn thương này có thể gây choáng, tổn thương xương hoặc cơ quan khác, thậm chí có khả năng làm nạn nhân bị tàn phế hoặc tử vong. Vì vậy, khi có nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương cột sống, cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Gãy xương cột sống thường gặp trong các trường hợp chấn thương có tác động vào vùng đầu, cổ, lưng như tai nạn giao thông, ngã từ trên cao, tai nạn sinh hoạt và một số trường hợp khác. Người bị gãy xương cột sống có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
Gãy xương cột sống là một chấn thương vô cùng nguy hiểm. Do đó, khi thực hiện sơ cứu, cần hết sức lưu ý một số vấn đề sau đây:
Khi nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương cột sống, cần ngay lập tức kêu gọi hỗ trợ y tế, lập đội sơ cứu gồm ít nhất 05 người và bắt đầu thực hiện quy trình sơ cứu sau:
Nếu không có nẹp cột sống cổ chuyên dụng, có thể dùng các dụng cụ như túi cát, vật nặng và khăn vải để cố định vào hai bên. Sau đó, sử dụng băng hoặc dây vải để buộc lại. Đầu dưới của nẹp cổ cần được tì vào xương đòn và cơ vai trong khi đầu trên nẹp tì lên hai bên xương hàm dưới.
Trong 5 người thực hiện sơ cứu, có 1 người giữ nhiệm vụ điều khiển cáng. Người này sẽ đứng và đặt cáng ở phía đầu của nạn nhân. Trong khi đó, 4 người còn lại đứng dang chân qua người nạn nhân từ trên xuống dưới, cần đảm bảo chân mở đủ rộng để đưa cáng qua.
Trong 4 người thực hiện nâng nạn nhân lên để đặt lên cáng, người thứ nhất có vai trò quan trọng nhất. Người này sẽ đứng ở phía đầu nạn nhân, dùng hai tay đặt vào hai bên tai của nạn nhân để giữ đầu luôn thẳng chính giữa, không bị nghiêng sang trái phải hay bị gập. Đầu nạn nhân cần được giữ thẳng so với thân mình, sao cho đầu - cổ - thân tạo thành một trục thẳng.
Người thứ hai đứng đối diện với người thứ nhất tại vị trí vai của nạn nhân, luồn tay xuống đỡ vùng vai - lưng của nạn nhân. Người tiếp theo đứng sau lưng của người thứ hai, luồn một tay xuống đỡ dưới thắt lưng, một tay đỡ dưới mông người bị nạn. Người cuối cùng đứng giống hai người trước, dùng một tay đỡ đùi, một tay đỡ cẳng chân cho nạn nhân.
Sau khi cả 5 người đã vào vị trí, 4 người nâng nạn nhân lên một cách đồng thời để cơ thể nạn nhân được nâng thẳng lên theo một khối thống nhất. Trong lúc đó, người đứng ngoài cầm cáng luồn vào phía dưới lưng của nạn nhân rồi tất cả cùng phối hợp đặt nạn nhân nằm xuống cáng.
Người thực hiện sơ cứu cần đảm bảo các chỉ số sinh tồn của nạn nhân luôn được ổn định và dao động trong mức an toàn. Ngoài ra, mức độ chấn thương vùng cột sống cũng như các tổn thương liên quan khác (phần mềm, mạch máu, thần kinh…) cũng cần được người sơ cứu nhận định khái quát để có thể đưa ra những phương án xử trí phù hợp.
Trong quá trình sơ cứu, cần phải có một người liên tục giữ đầu nạn nhân, đồng thời dùng vải kê cố định hai bên để đảm bảo đầu luôn thẳng trục không đổi. Những người phụ sử dụng băng hoặc dây vải có bản to để cố định nạn nhân vào cáng tại các vị trí: Trán, hàm trên, ngực, hông, đùi, khớp gối, cẳng chân và hai bàn chân. Trong đó, hai bàn chân cần được cố định bằng cách băng bó theo kiểu băng số 8.
Ở trường hợp nạn nhân bị gãy cột sống lưng, cần dùng vật dụng phù hợp để chèn vào hai bên hông của nạn nhân, cố định xương gãy. Sau khi hoàn thành cố định, cần kiểm tra sự lưu thông máu của cơ thể nạn nhân, đặc biệt là tại vị trí chân.
Vì tình trạng gãy xương cột sống có khả năng đe dọa mạng sống của nạn nhân bất cứ lúc nào nên cần vận chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa một cách vô cùng cẩn thận và nhanh chóng để có thể kịp thời xử lý chấn thương.
Gãy xương cột sống là một chấn thương vô cùng nguy hiểm và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bị nạn. Việc nắm chắc các kỹ năng sơ cứu gãy xương cột sống có thể đem lại sự yên tâm cho bạn và những người xung quanh, đề phòng những tai nạn không may.
Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của quý đọc giả về việc sơ cứu gãy xương cột sống. Xin kính chúc quý bạn đọc thật nhiều sức khỏe và mong rằng Nhà thuốc Long Châu sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ đến từ các bạn trong thời gian tới!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.